Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Bản tin thị trường ngày 23/05: Áp lực bán tăng cao, VN-Index mất điểm mạnh

Thị trường chứng khoán mở đầu một tuần mới với phiên giao dịch tiêu cực, VN-Index mất gần 22 điểm khi thị trường đóng cửa. Dù áp lực bán tăng cao nhưng thanh khoản vẫn đang ở mức thấp, cho thấy sự thận trong của các nhà đầu tư.

Chứng khoán mất gần 22 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/05, chỉ số VN-Index tiếp tục mất 21,9 điểm, còn 1.218,81 điểm, chỉ số VN30-Index cũng mất 27,16 điểm, còn 1.255,35 điểm. Toàn thị trường có 358 mã cổ phiếu mất điểm và 48 mã cổ phiếu kết thúc phiên giao dịch ở mức tham chiếu.

Dù vào đầu phiên sáng, thị trường đã có dấu hiệu tích cực khi nhiều mã tăng điểm, VN-Index có sắc xanh. Tuy nhiên, lực mua lại khá dè dặt, thấp hơn đường trung bình trong 7 phiên giao dịch gần đây. Dòng tiền của nhà đầu tư chưa tham gia vào thị trường khiến VN-Index không thể trụ vững và nhanh chóng tụt về mức tham chiếu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/05, chỉ số VN-Index tiếp tục mất 21,9 điểm,

Mức giảm tiếp tục được gia tăng trong phiên giao dịch buổi chiều. Đặc biệt là trước phiên ATC khiến thị trường có thời điểm mất hơn 30 điểm, sắc đỏ gập tràn. Dù đà giảm đã được thu hẹp vào cuối phiên nhưng điều đó chưa đủ để giúp VN-Index thoát khỏi một phiên mất điểm.

Lực bán đè nặng lên nhóm vốn hoá lớn. Riêng nhóm VN30 chỉ có duy nhất 1 mã tăng điểm là BHV. Còn lại các mã đều mất điểm hoặc ở mức tham chiếu. Trong đó SSI là mã cổ phiếu mất điểm mạnh nhất khi giảm sàn. Các mã cổ phiếu ngân hàng như VPB, TPB, STB cũng mất từ 4 – 5%.

Kết phiên, BID, VPB, BCM, MSN, VCB và CTG là các mã ảnh hưởng mạnh nhất tới thị trường, khiến VN-Index mất hơn 7 điểm. Chỉ số HNX cũng có phiên giao dịch kém lạc quan khi giảm 6,36 điểm, còn 300,66 điểm.

Cổ phiếu chứng khoán – nhóm ngành được ví như “nhiệt kế của thị trường” mất điểm mạnh nhất trong phiên giao dịch hôm nay khi có tới 22 mã giảm điểm và 1 mã tham chiếu. Cùng với SSI, HCM cũng mất 6,9%, giảm chạm sàn. Các mã cổ phiếu khác như FTS, BVS, CTS cũng mất hơn 6%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, thiết bị điện, bán lẻ cũng có một phiên giao dịch kém lạc quan.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu thuỷ sản lại có một phiên giao dịch tích cực. Nổi bật nhất là nhóm xuất khẩu cá tra. Trong đó, IDI tăng mạnh nhất với mức tăng nhất. Tiếp theo là ABT và ANV với mức tăng lần lượt là 4,7% và 3,8%.

SSI và VIC là 2 mã bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhiều nhất

Thanh khoản của thị trường tiếp tục ở mức thấp. Trên HOSE, thanh khoản của thị trường chỉ đạt hơn 13.300 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục trở lại bán ròng với giá trị gần 439 tỷ đồng trên HOSE. SSI và VIC là 2 mã bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhiều nhất, lần lượt là -154,55 tỷ và -80,3 tỷ.

Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND được các mua ròng nhiều nhất (+82,59 tỷ). Điều này cho sự thận trọng của khối ngoại trước những diễn biến trong thời gian gần đây của thị trường.

Điểm tin thị trường

  • Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hoa Kỳ Janet Yellen tuyên bố quốc gia này sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng năng lực, cơ chế để phát triển thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hiệu quả. Phát biểu trên được đưa ra trong buổi gặp mặt giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Janet Yellen trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc nhân dịp tham dự hội nghị cấp cao đặc biệt Asean – Hoa Kỳ.
  • VPBbank (VPB) vừa bị xử phạt gần 3,5 tỷ đồng do vi phạm việc chấp hành pháp luật về thuế năm 2020. Quyết định xử phạt được Tổng cục Thuế đưa ra vào ngày 19/5, trong đó, VPB phải nộp bổ sung 2,6 tỷ đồng tiền thuế năm 2020 và bị xử phạt hơn 800 triệu đồng do chậm nộp tiền thuế.
  • CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC) đạt doanh thu 208,29 tỷ đồng trong quý I/2022, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này đạt 8,94 tỷ đồng, tăng 16%.
  • Vietcombank vừa lọt vào top 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thế giới theo thống kê của tạp chí Forbes. Đây là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam lọt vào top này. Kể từ năm 2015 đến nay, thứ hạng của Vietcombank đã tăng đáng kể, từ 1.985 lên 950. Số liệu này được Forbes thống kê theo dữ liệu 12 tháng gần nhất, tính đến ngày 22.4.2022.
  • CTCP đầu tư và phát triển Thiên Tân thông báo đã bán thành công 1,85 triệu cổ phiếu của DIG. Sau khi việc bán 1,85 triệu cổ phiếu thành công, CTCP Thiên Tân giảm mức sở hữu từ 18,08% xuống còn 17,7%, tương ứng với 88,5 triệu cổ phiếu.
  • Petrolimex (PLX) công bố doanh thu quý I của doanh nghiệp này bị sụt giảm mạnh, lợi nhuận sau thuế giảm gần 40%, chỉ còn 442 tỷ đồng và chỉ đạt 14,5% mức lợi nhuận dự định. Theo Petrolimex, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận quý I của doanh nghiệp này bị sa sút là do sự cố kỹ thuật tại nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn, dẫn tới việc phải cắt giảm sản lượng, không đáp ứng được sản lượng cam kết với các đối tác.

Banner Stock

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay