Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

[Mới nhất 2022] Cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác từ tiền lương, tiền công

Mỗi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải đóng thuế cho nhà nước. Vậy dựa theo luật pháp hiện tại, người ta sử dụng công thức nào để tính thuế? Tham khảo bài viết này cùng Finhay, để tìm hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác từ tiền lương, tiền công năm 2021 nhé. 

Xác định mức thu nhập phải nộp thuế

Mỗi người lao động sẽ nhận được mức lương phù hợp với năng lực của mình. Trong xã hội hiện tại không phải thu nhập của ai cũng giống ai mà có sự khác nhau rõ rệt. Tùy vào từng mức lương sẽ chịu khoản thuế thu nhập tương ứng:

Với những cá nhân có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu phát sinh mức lương > 0. Nhưng cần xét thêm điều kiện về khoản giảm trừ thuế sau:

  • Giảm trừ thuế đối với người thực hiện nộp thuế: 11.000.000 đồng/tháng.
  • Giảm trừ thuế đối với những người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.

Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng kỳ hạn thấp hơn 3 tháng mà có phát sinh tổng thu nhập >= 2.000.000 đồng/tháng, phải chịu mức thuế là 10%/thu nhập. Trừ khi bạn cam kết đúng với hai trường hợp là:

  • Chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất tại doanh nghiệp đang trả lương cho bạn.
  • Có người phụ thuộc và sau khi giảm trừ gia cảnh thì mức thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế.

muc-thu-nhap-chiu-thue

Cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác nhất

Sau đây là các cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đang được áp dụng phổ biến theo đúng pháp luật. Mức tính thuế có sự khác nhau theo từng đối tượng, trong bài viết này sẽ phân ra thành 2 loại là đối tượng cư trú và không cư trú.

Đối với cá nhân cư trú

Làm sao để xác định được cá nhân đó có phải là người cư trú không? Mức tính thuế thu nhập cá nhân đối với họ có đặc điểm gì? Cá nhân cư trú được hiểu là những người đáp ứng được một trong hai điều kiện:

  • Là người có mặt tại Việt Nam không ít hơn 183 ngày nếu tính theo một năm dương lịch, hoặc phải ở đủ 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt.
  • Có nơi ở và ở thường xuyên tại Việt Nam. Đó có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc bạn sở hữu hợp đồng thuê mua nhà có kỳ hạn.

Các cá nhân này khi phát sinh thu nhập từ tiền công, tiền lương dù được trả trong nước hay ngoài nước đều phải chịu thuế thu nhập theo quy định hiện hành.

thue-thu-nhap-ca-nhan

Đối với cá nhân có hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên

Sau đây là cách tính thuế TNCN với người đang cư trú và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế * Mức thuế suất phải chịu

Trong đó 

  • Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ thuế theo quy định
  • Khoản thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập nhận được trong tháng – Các khoản được miễn thuế

Bạn có thể sử dụng công thức tính thuế thu nhập cá nhân excel hoặc trên máy tính cầm tay, hay thông qua các trang web hỗ trợ tính nhanh chóng

Đối với cá nhân không có HĐLĐ hoặc HĐ dưới 3 tháng

Đối với cá nhân cư trú nhưng không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng sẽ tính thuế theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 thuộc Thông tư số 111/2013/TT-BTC: Mức khấu trừ thuế theo 10%/tổng thu nhập trước khi trả cho người lao động, lưu ý tổng thu nhập phải từ 2.000.000 đồng/lần trở lên mới tính.

Trong đó, tiền lương, tiền thù lao hay tiền chi trả khác gồm các phần như sau: 

    • Tiền hoa hồng phát sinh khi bán hàng hoặc môi giới, tiền nhuận bút, tham gia biểu diễn tại các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tiền dịch vụ quảng cáo,…
    • Tiền cá nhân nhận được từ việc tham gia hiệp hội kinh doanh, là người trong hội đồng quản trị, bản kiểm soát, quản lý dự án,…

Mức thuế phải trả = Tổng thu nhập *10%

Hướng dẫn tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh chóng nhất

Đối với cá nhân không cư trú

Những người không đảm bảo một trong hai điều kiện xác định là đang cư trú được gọi là cá nhân không cư trú. Nếu có phát sinh thu nhập trong lãnh thổ Việt Nam sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo công thức tính thuế TNCN sau:

Khoản thuế thu nhập phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế*20%

Khoản thu nhập chịu thuế trong trường hợp này xác định tương tự như của cá nhân cư trú ở phần trên.

cach-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-2021

Tổng thu nhập từ tiền lương hiểu như thế nào?

Không phải khoản thu nhập nào cũng chịu thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định trong văn bản của Bộ tài chính về việc quản lý thuế hiện nay, các khoản sau đây được coi là thu nhập từ tiền lương đối với người lao động phải chịu thuế:

  • Tiền lương và các khoản có tính chất như tiền lương được tổ chức/cá nhân trả bằng tiền hoặc không bằng tiền.
  • Các khoản trợ cấp, phụ cấp ngoài các khoản như tiền cơm trưa, tiền  phụ cấp an ninh quốc phòng, phụ cấp độc hại, phục cấp thu hút, khó khăn đột xuất,…
  • Tiền thu lao ở các hình thức như: Hoa hồng mỗi giới, tham gia nghiên cứu khoa học nhân được tiền thường, tiền nhuận bút, hoạt động trợ giảng, giảng dạy, tham gia văn nghệ, dịch vụ khác,…
  • Các khoản lợi ích là tiền hoặc không phải trả bằng tiền do tổ chức, cá nhân trả ngoài tiền lương.
  • Tiền tham gia hiệp hội, hội đồng quản lý, kiểm soát doanh nghiệp,…
  • Khoản thưởng bằng chứng khoán

Lưu ý các khoản sau đây không phải chịu thuế: Tiền kèm theo các giải thưởng danh hiệu được nhà nước phong tặng về thi đua khen thưởng; tiền nhận khi đạt giải quốc gia mà nhà nước thừa nhận; tiền thưởng tham gia cải tiến kỹ thuật, sáng chế hoặc phát minh được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; tiền thưởng khi khai báo hành vi vi phạm pháp luật theo quy định,…

Thu nhập được miễn thuế là gì?

Căn cứ quy định của Thông tư số 111/2013/TT-BTC tại Điểm i Khoản 1 Điều 3: Thu nhập từ tiền lương hoặc tiền công được miễn thuế là những khoản thu nhập từ phần tiền làm việc thêm giờ, làm ca đêm trả cao hơn tiền lương làm ban ngày.

Ví dụ: Bà C có mức lương là 40.000 đồng/giờ, nếu làm thêm giờ vào những ngày trong tuần thì được trả 60.000 đồng/giờ. Như vậy, số tiền lương được miễn thuế sẽ là 20.000 đồng/giờ. Nếu làm thêm vào ngày lễ thì mức trả cao hơn, cách tính khoản được miễn thuế thì tương tự.

Ngoài ra, còn có điều kiện sau:

  • Khoản miễn thuế cần được kê khai rõ ràng về thời gian, giờ làm, khoản tiền trả cho người lao động,.. Bảng này phải được lưu lại và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
  • Tiền ăn trưa, tiền điện thoại hay phụ cấp khác,… không chịu thuế.

lam-them-ngoai-gio-duoc-mien-thue

Các khoản được giảm trừ thuế là gì?

Người lao động cần phân biệt giữa khoản được miễn thuế và khoản được giảm trừ thuế. Khoản miễn thuế, bạn sẽ nhận được toàn bộ tiền của mình, trong khi khoản giảm trừ bạn sẽ nhận ít hơn theo tỷ lệ quy định. Xác định các khoản giảm trừ được ghi rõ trong Điều 9 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 1 thuộc Nghị Quyết số 954/2020/UBTVQH14. Theo đó chia làm 3 loại giảm trừ:

  • Giảm trừ gia cảnh dành cho người phụ thuộc: Bản thân người nộp thuế được giảm trừ 11 triệu đồng/tháng tương đương 132 triệu đồng/năm. Với người phụ thuộc thì được giảm 4.4 triệu đồng/người/tháng.
  • Giảm trừ đối với các khoản tham gia đóng góp từ thiện, khuyến học: Mức giảm trừ được tính cao nhất không vượt quá thu nhập chịu thuế của người lao động. Năm tính dựa theo năm phát sinh hoạt động đóng góp, cá nhân cần cung cấp tài liệu chứng minh bản thân có tham gia các hoạt động này.
  • Giảm trừ đối với các khoản tham gia đóng bảo hiểm xã hội, y tế, quỹ hưu trí tự nguyện theo tỷ lệ: BHXH 8%, BHNT 1% và BHYT 1.5%. Lưu ý mức đóng tham gia quỹ hưu trí tự nguyện có mức đóng không nhiều hơn 1.000.000 đồng/tháng.

Trên đây là thông tin trình bày chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác mà ai cũng thực hiện được. Hy vọng, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho công việc của mình.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay