Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Cash flow là gì? Làm thế nào để quản lý dòng tiền hiệu quả?

Dòng tiền (Cash Flow) một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Thông qua đó bạn có thể đánh giá sự ổn định của một doanh nghiệp như thế nào. Vậy bạn có biết Cash Flow là gì chưa? Tại sao doanh nghiệp cần một kế hoạch rõ ràng trong việc quản lý dòng tiền? Hãy cùng Finhay tìm hiểu nhé qua bài viết dưới đây nhé!

Cash Flow là gì?

Cash Flow hay còn gọi là Dòng tiền là sự chuyển động của tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền mặt trong doanh nghiệp. Dòng tiền cần được duy trì để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Khoảng thời gian mà dòng tiền được theo dõi thường theo báo cáo chuẩn, chẳng hạn như tháng, quý hoặc năm. 

Vào các kỳ phân tích tài chính, Cash Flow cho thấy sự thay đổi của tài khoản tiền mặt trong một doanh nghiệp. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình tài chính những vấn đề còn tồn đọng liên quan tiền mặt của doanh nghiệp. 

Nếu số tiền chi ra nhỏ hơn tổng số tiền thu vào thì là Cash Flow đang dương. Ngược lại nếu số tiền chi ra lớn hơn tổng tiền thu vào thì Cash Flow của công ty đang âm. Lúc này công ty cần phải điều chỉnh kinh doanh sao cho hiệu quả hơn.

Dòng tiền thuần là gì?

dong-tien-thuan-la-gi

Dòng tiền thuần hay còn gọi là dòng tiền ròng, được hiểu là sự chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng ra của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Với những đặc điểm thể hiện nhu cầu của nền kinh tế dòng tiền ròng được dùng vào các mục đích phân bổ khác nhau với các dòng cụ thể. 

Dòng tiền đảm bảo nhu cầu phân bổ nguồn đầu tư hiệu quả với mục đích được đề ra. Từ đó, hướng đến việc tiếp cận lợi ích mong muốn nhận được qua hoạt động kinh doanh và xác định khoản chênh lệch của hoạt động kinh doanh  hiệu quả hay thua lỗ.

Dòng tiền ròng sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính của một công ty. Công thức tính dòng tiền ròng là bằng tổng tiền mặt trừ đi tổng nợ phải trả của một doanh nghiệp.

Ví dụ: nếu Công ty A có 250.000$ với tiền mặt vào và 150.000$ tiền mặt ra trong quý I/2022. Như vậy ta thấy được lượng tiền mặt ra thấp hơn. 

Dòng tiền ròng trong quý I/2022 = 250.000$ – 150.000$

Dòng tiền chiết khấu là gì?

Dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp định giá được dùng để để ước tính giá trị của một khoản đầu tư dựa vào dòng tiền tương lai của nó. Phân tích dòng tiền chiết khấu nhằm tìm ra giá trị của một doanh nghiệp ngày hiện tại, dựa trên việc dự đoán doanh nghiệp đó tạo ra bao nhiêu tiền trong tương lai.

Khi đánh giá một khoản đầu tư có tiềm năng hay không, ngoài việc hiểu được cash flow là gì, bạn cần tính tỷ lệ hoàn vốn cần thiết hoặc giá trị thời gian của tiền mà bạn mong muốn nhận được. 

Công thức tính DCF như sau:

cong-thuc-tinh-dong-tien-chiet-khau--

Trong đó:

  • CF là Dòng tiền trong kỳ
  • r  là lãi suất hoặc lãi suất chiết khấu
  • n là số kỳ

minh-hoa-cong-thuc-tinh-dong-tien-chiet-khau.

Như bạn sẽ thấy trong ví dụ trên, giá trị các khoản thanh toán dòng tiền đang giảm dần theo thời gian, do hiệu ứng giảm giá tác động đến dòng tiền.

Trong tài chính, phân tích chiết khấu dòng tiền là phương pháp để đánh giá một mã chứng khoán, công ty, dự án hay một tài sản bằng việc sử dụng khái niệm về giá trị thời gian của tiền. Phân tích dòng tiền chiết khấu được dùng rộng rãi trong tài chính đầu tư, bất động sản, quản lý tài chính của một doanh nghiệp.

Dòng tiền vào gồm những gì?

Dòng tiền vào của một dự án đầu tư thể hiện dòng tiền do dự án đầu tư đó đưa lại cho doanh nghiệp (hay cho nhà đầu tư).

Dòng tiền vào sẽ gồm:

  • Tiền thu được từ việc bán sản phẩm qua hoạt động kinh doanh hoặc khoản tiền mặt thu về.
  • Các khoản thu.
  • Cổ tức tiền mặt.
  • Lợi tức tiền mặt.

Phân tích dòng tiền

Ngoài việc hiểu cash flow là gì thì việc phân tích thông tin là điều quan trọng. Mục đích của việc phân tích dòng tiền là để đánh giá được khả năng của một doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán, chi trả cổ tức cũng như dự báo được dòng tiền trong tương lai.

Chỉ số khả năng trả nợ DSCR

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có lợi nhuận đôi khi cũng có thể thất bại nếu như không đủ dòng tiền dương duy trì cho các khoản cần phải thanh toán. Điều này cũng có thể xảy ra nếu lợi nhuận của một doanh nghiệp đó bị ràng buộc do các mặt hàng bị tồn đọng, hàng tồn quá mức hoặc phải chi nhiều cho những khoản đầu tư tài sản cố định.

Do vậy, để biết một doanh nghiệp có đủ dòng tiền để chi trả, phân bố các khoản kinh doanh hay không chúng ta cần phải dựa vào chỉ số khả năng trả nợ DSCR.

Chỉ số khả năng trả nợ DSCR = Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh/Nghĩa vụ nợ ngắn hạn

Dòng tiền tự do

Dòng tiền tự do là dòng tiền còn lại sau khi đã tài trợ cho các dự án ròng có hiệu quả cho một doanh nghiệp. Đây là dòng tiền còn lại mà một doanh nghiệp sử dụng để mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư, thưởng cho cổ đông sau khi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu,… 

Đây là một tiêu chuẩn được dùng để phân tích sức khoẻ tài chính cũng như là định giá cổ phiếu cho một doanh nghiệp cụ thể. Như vậy các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về lợi nhuận của doanh nghiệp nào đó sẽ nhìn vào dòng tiền tự do. 

Công thức tính: 

Dòng tiền tự do = Dòng tiền của hoạt động kinh doanh – Chi phí đầu tư

Dòng tiền tự do không sử dụng vốn vay

Để xác định tổng dòng tiền tự do của một doanh nghiệp đang có, chúng ta sẽ xác định dòng tiền tự do không dùng vốn vay. Đây chính là Cash Flow của một doanh nghiệp mà không gồm các khoản thanh toán lãi. 

Dòng tiền tự do không sử dụng vốn vay cho biết công ty có bao nhiêu tiền mặt để sử dụng thanh toán các chi phí hoạt động, trước khi phải trả cho các hoạt động tài chính. Trong phân tích đầu tư, dòng tiền này càng cao thì sẽ càng tốt.

Công thức của Dòng tiền tự do không sử dụng vốn vay là:

Dòng tiền tự do không sử dụng vốn vay sẽ = thu nhập trước lãi, thuế và khấu hao – tổng chi đầu tư – tổng chi phí vốn lưu động – thuế

Cách quản lý dòng tiền hiệu quả

Quản lý dòng tiền là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Các giám đốc, nhà quản lý tài chính cũng như đội ngũ kế toán cần nắm rõ các nguyên tắc quản lý tiền mặt và lưu ý tới các dòng tiền trong doanh nghiệp.

cach-quan-ly-dong-tien-trong-doanh-nghiep-

Quản lý tiền mặt từng khoản rạch ròi 

Trong hoạt động kinh doanh, không phải cứ nắm được doanh nghiệp hiện đang có bao nhiêu tiền và đã chi bao nhiêu là có thể quản lý tốt dòng tiền. Vì hoạt động này diễn ra liên tục và cũng mang tính chất khác nhau như: Tiền hàng, lợi nhuận trong quá trình kinh doanh, tiền lãi, các khoản tiền rủi ro… Điều cần thiết là phải quản lý tiền mặt theo các nhóm khác nhau gắn với mỗi hoạt động kinh doanh.

Với cách quản lý dòng tiền như thế này bạn không chỉ đảm bảo tính ổn định cho hoạt động kinh doanh mà còn dễ dàng trong việc tính toán tổng thu chi, lãi lỗ cũng như nắm bắt được những lỗ hổng nếu như lượng tiền thu vào và chi ra không tương xứng với nhau.

Có kế hoạch thu chi cụ thể theo thời gian

Để có thể quản lý được dòng tiền một cách hiệu quả và dễ dàng theo dõi bạn nên lập cho mình một kế hoạch, đơn giản nhất là quản lý bằng excel. Lập bảng ghi đầy đủ những dự kiến trong tương lai về các khoản tiền sẽ phải chi, khoản dự trù cho mốc thời gian cụ thể. 

Một kế hoạch rõ ràng cụ thể cho quản lý dòng tiền mặt sẽ cảnh báo cho bạn biết những chương trình sẽ diễn ra như quảng cáo, hay các chương trình khuyến mãi để chuẩn bị trước khoản chi. Từ đó để tính toán hợp lý các chi phí mà không ảnh hưởng đến các khoản khác đã định liệu.

Dự trù khoản chi phí rủi ro phát sinh

Một điều cần lưu ý khi quản lý tiền mặt là luôn phải có một khoản bỏ ra để dự trù các khoản phát sinh bất ngờ hoặc các rủi ro không lường trước. Việc dự trù chi phí như vậy nhằm tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. 

Nếu như bạn không lường trước được những khoản này, có khi rủi ro lớn khiến bạn vay tiền không kịp. Hay trường hợp rủi ro vừa đúng lúc gần hết tiền thì phát sinh rủi ro này sẽ khiến công việc kinh doanh gặp rắc rối. Đây là lý do vì sao hay xảy ra các cuộc khủng hoảng trong nội bộ một công ty cho dù đó là công ty lớn hay nhỏ nếu rủi ro phát sinh xảy ra liên tục.

Lập kế hoạch dòng tiền cho doanh nghiệp

Trong quá trình vận hành hoạt động doanh nghiệp, việc điều chỉnh dòng tiền suôn sẻ là điều rất quan trọng. Vì vậy, việc lập một kế hoạch Cash Flow rõ ràng giúp bạn đưa ra các phương hướng hiệu quả, cân bằng các nguồn thu chi cho doanh nghiệp.

lap-ke-hoach-dong-tien-cho-doanh-nghiep-

Dự báo dòng tiền vào

Dự báo dòng tiền vào sẽ giúp doanh nghiệp đỡ mất thời gian hơn trong việc kiểm tra  sau khi đã có số liệu thực tế. Dòng tiền vào của một doanh nghiệp đến từ các nguồn sau đây:

  • Hoạt động kinh doanh: Các hoạt động tạo ra doanh thu như tiền thu về qua việc bán hàng, dịch vụ hay thu hồi nợ.
  • Hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền như mua/phát hành cổ phiếu, tiền từ việc huy động vay vốn, tiền từ các nhà đầu tư tham gia góp vốn, tiền lãi, tiền thanh lý/bán tài sản cố định.

Dự báo dòng tiền ra

Việc đưa ra các dự báo dòng tiền ra sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn về ngân sách để trả các khoản phí trong doanh nghiệp. Dòng tiền này sẽ bao gồm các nguồn:

  • Hoạt động kinh doanh: Trả lãi cho những khoản đã vay vốn, tiền sẽ phải nộp cho ngân sách nhà nước, các chi phí tiền dịch vụ, tiếp thị quảng cáo tiền lương,vv…
  • Hoạt động đầu tư: Gồm có tiền cho vay, góp vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí mua các tài sản thiết bị cố định.
  • Hoạt động tài chính: Tiền để chi tiêu cho việc mua cổ phiếu phát hành, trả các khoản lãi cho nhà đầu tư, các khoản vay/thuê tài chính.

Xác định số tiền dư hoặc thiếu cuối kỳ

vi-du-ve-so-do-dong-tien-

Chúng ta nhìn vào sơ đồ dòng tiền trên đây có thể thấy, nếu như:

  • Kỳ hạn thanh toán các khoản phải chi trả 30 ngày (màu xanh biển)
  • Kỳ hạn hàng tồn kho 60 ngày (màu đỏ)
  • Các khoản thu thực hiện được sau 120 ngày (màu xanh lá)

Như vậy doanh nghiệp sẽ bị thiếu hụt tiền mặt 90 ngày (màu vàng)

Việc xác định được số tiền thừa hay thiếu vào cuối kỳ sẽ giúp doanh nghiệp biết được tình hình hoạt động kinh doanh đang phát triển hay đang đi xuống. Từ đó sẽ có những giải pháp xử lý đúng lúc, kịp thời. 

Đưa ra các giải pháp xử lý

Sau khi đã xác định được cash flow là gì và số tiền vào mỗi cuối kỳ, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp để xử lý với mỗi trường hợp:

  • Cash Flow thừa: Có thể cân nhắc nên đầu tư thêm dự án khác để dòng tiền tiếp tục sinh lời và tạo ra lợi nhuận hơn hay không
  • Cash Flow thiếu: Lên kế hoạch vạch ra các giải pháp nhằm cải thiện dòng tiền để hoạt động kinh doanh được tốt hơn.

Bài viết trên đây đã cùng bạn đọc tìm hiểu về Cash Flow là gì cũng như cách kinh doanh dòng tiền hiệu quả, những điều cần biết để có một kế hoạch quản lý dòng tiền hoàn chỉnh. Nếu bạn là người mới nhập môn trong lĩnh vực tài chính, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào bất cứ dự án hay doanh nghiệp nào đó nhé. Chúc bạn thành công!

Banner 5K

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay