Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Chỉ số ROS là gì? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt? Cách tính và ứng dụng

Để phân tích tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, việc áp dụng tính toán các chỉ số kinh tế như ROA, ROE,… là điều rất cần thiết. Trong bài viết này, Finhay sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về chỉ số ROS là gì? Chỉ số này sẽ phản ánh điều gì? Cách tính và ứng dụng thực tế của ROS?

Chỉ số ROS là gì?

Chỉ số ROS hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tên tiếng anh đầy đủ là Return On Sales. Đây là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời dựa trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp, đánh giá xem một đồng doanh nghiệp thu vào sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Doanh thu xem xét là doanh thu thuần từ các hoạt động bán hàng và dịch vụ, tính toán trừ đi toàn bộ chi phí cũng như thuế suất phải chịu để ra lợi nhuận. Chỉ số ROS đồng thời phản ánh hiệu quả việc doanh nghiệp đã và đang thực hiện quản lý kiểm soát chi tiêu trong kỳ như thế nào. Chỉ số càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang thực hiện tốt, làm ăn có lãi.

ROS là gì trong chứng khoán?

Tại sao nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán phải quan tâm đến chỉ số ROS. Bởi vì thông qua nó sẽ theo dõi chính xác quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho các cổ đông của công ty. Như chúng ta đã biết, phần lợi tức trả cho cổ đông của công ty cổ phần được trích từ lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp. Nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu của công ty luôn kỳ vọng nhận lại cổ tức cao. Khi chỉ số ROS tăng chứng tỏ lợi nhuận công ty tăng, như vậy cổ đông sẽ nhận được nhiều tiền hơn.

Đồng thời bạn cũng đánh giá được doanh nghiệp sử dụng chi phí cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả không. Khi ROS tăng nhưng cổ tức thực nhận không thay đổi, điều này có nghĩa công ty đã sử dụng phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Ngược lại cổ tức tăng quá nhiều chứng tỏ doanh nghiệp không tập trung vào việc phát triển hoạt động.

y-nghia-chi-so-ros

Nếu không nắm rõ thông tin này, chưa biết cách tính và xác định chỉ số ROS, kết quả đầu tư của bạn vào một doanh nghiệp nào đó có thể thấp hơn kỳ vọng. Dù là chỉ số phản ánh tình hình công ty, nhưng nó lại quan hệ trực tiếp đến lợi nhuận đầu tư, bạn phải học và tìm hiểu kỹ về nó để có chiến lược đầu tư tốt nhất.

Cách tính chỉ số ROS chính xác nhất

Chỉ số ROS được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần và nhân với 100%. Trong báo cáo tài chính mỗi công ty luôn trình bày chi tiết về hoạt động trong kỳ, khoản thu chi, nợ phải trả cũng như các khoản liên quan khác. Lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần có trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó:

  • Doanh thu thuần =  Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế hiện hành và các khoản thuế hoãn lại của doanh nghiệp. 
  • Lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ + Lợi nhuận thuần từ kinh doanh.

Ngoài ra, sau khi có được lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ cho chủ sở hữu công ty và cổ đông không kiểm soát. Từ đó quy ra được khoản lãi cụ thể trên từng cổ phiếu.

Ví dụ: theo dữ liệu báo cáo tài chính của Vinamilk năm 2017 có doanh thu đạt hơn 12000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1700 tỷ.

  • ROS = (1.700/12.000)*100% = 14%
  • Lãi trên mỗi cổ phiếu là 1.070 đồng giảm so với năm 2016 đạt 1.136 đồng/ cổ phiếu (Chỉ số ROS 2016 đạt xấp xỉ 15%).

Hiện nay trên thế giới còn áp dụng công thức tính ROS: 

ROS = Tổng doanh thu – Tổng chi phí/ Tổng doanh thu

Tùy vào nhu cầu mỗi người mà bạn có thể sử dụng công thức phù hợp.

cach-tinh-chi-so-ros

Mối tương quan giữa ROS với các chỉ số khác

Trên thực tế, người ta không sử dụng duy nhất chỉ số ROS để phân tích mà còn kết hợp nhiều chỉ số khác, tiêu biểu là chỉ số ROA, ROE và ROI. Nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa ba chỉ số này vì chúng đều liên quan đến doanh thu của doanh nghiệp (R – Return). Trong đó ROA và ROE sẽ tính dựa vào dữ liệu của bảng cân đối kế toán, phần tài sản, còn ROS sẽ tính theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Nội dung sau đây sẽ phân tích sâu hơn mối tương quan giữa ROA, ROE và ROI với chỉ số ROS.

ROS với ROA

ROA được tính bởi công thức sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa mức sinh lợi thực tế của doanh nghiệp so với tài sản đang sở hữu. Tức là một đồng vốn bỏ ra sẽ thu lại bao nhiêu lợi nhuận, nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ lợi nhuận sau thuế tăng, doanh nghiệp quản lý chi phí tốt, ngược lại tỷ lệ giảm là lợi nhuận thu về thấp thậm chí thâm hụt vốn bỏ ra.

Chỉ số ROA tỷ lệ thuận với ROS, khi chỉ số ROS tăng sẽ làm cho chỉ số ROA tăng tương ứng.

Xem thêm:

Cổ phiếu ROS là gì? Có nên mua cổ phiếu ROS không?

ROS với ROE

Chỉ số ROE là tỷ suất lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, phản ánh sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn của tổ chức. Nhà đầu tư nên phân biệt giữa vốn chủ sở hữu và tài sản để tránh nhầm lẫn.

ROE là chỉ số quan trọng để đánh giá công ty có đang sử dụng tiền của mình tốt không. Nó phản ánh “sức khỏe” của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành trên thị trường.

Vốn chủ sở hữu cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa ROE và ROS là tỷ lệ thuận:

  • ROS tăng thì ROE cũng tăng tương ứng
  • ROS giảm kéo theo ROE giảm tương ứng.

roe-vs-ros

ROS với ROI

Rất nhiều nhà đầu tư bị nhầm lẫn giữa hai chỉ số này. Bản thân ROI phản ánh hiệu suất lợi nhuận do hoạt động đầu tư mang lại, còn ROS thể hiện hiệu suất sinh lời từ hoạt động kinh doanh.

Về bản chất thì hai chỉ số này không có quan hệ gì với nhau, nhưng nhà đầu tư có thể kết hợp cả hai để đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý.

  • Khi ROI > 0: Doanh nghiệp đang đạt lợi nhuận từ một khoản tiền đầu tư, lúc này chi phí đầu tư thấp hơn doanh thu bán hàng. 
  • Khi ROI < 0: Doanh nghiệp đang bị lỗ vốn vì tổng doanh thu bán hàng trong đợt đầu tư này đang thấp hơn chi phí bỏ ra.

Ý nghĩa của chỉ số ROS là gì? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROS không chỉ giúp phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mà còn có những ý nghĩa quan trọng sau đây:

Dựa vào ROS nhà đầu tư biết được:

  • Công ty có kinh doanh lãi nếu ROS > 0, ROS càng cao thể hiện công ty đang hoạt động tốt.
  • Công ty bị lỗ nếu ROS < 0.

Tùy vào đặc điểm từng ngành nghề mà nhà đầu tư cần chú ý thêm về chỉ số trung bình ngành. 

  • ROS phản ánh tốt khả năng sinh lời của công ty cũng như hiệu quả sử dụng chi phí. ROS tăng do doanh thu tăng, chi phí giảm dẫn đến lợi nhuận tăng. Như vậy một đồng doanh thu tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hơn.

chi-so-ros-cach-tinh

Câu hỏi chỉ số ROS bao nhiêu là tốt? Không thể ngay lập tức đưa ra một con số cụ thể, vì mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có kết quả hoạt động khác nhau. Chúng ta có thể so sánh với:

  • Chỉ số trung bình ngành: Doanh nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó sẽ có sự cạnh tranh với tổ chức khác. Chỉ số trung bình ngành định giá bình quân một ngành cụ thể, làm cơ sở để so sánh tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Nếu ROS của công ty lớn hơn chỉ số trung bình ngành chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt so với các tổ chức cùng ngành khác. Hiện nay, các ngành như xây dựng, thương mại, sản xuất sẽ có chỉ số ROS lớn hơn trung bình ngành.
  • Chiến lược công ty áp dụng: Mặc dù ROS âm chứng tỏ việc làm ăn của doanh nghiệp thua lỗ, nhưng điều đó chưa chắc mang lại ý nghĩa xấu. Tùy vào chiến lược của công ty mà cho ra kết quả kinh doanh tương ứng. Một thương vụ cụ thể trên thị trường năm 2017 là VNG đầu tư vào Tiki gần 400 tỷ đồng, một thời gian tiếp theo báo đài đưa tin Tiki lỗ hơn 200 tỷ đồng, nhưng sau đó Tiki được mua lại với giá cao gấp 4 lần giá cổ phần hiện tại. Như vậy khoản đầu tư của VNG lời hơn 300% dù là Tiki lỗ. Nếu chiến lược công ty sử dụng là chiếm lĩnh thị phần thì ROS hoàn toàn có thể âm, còn chiến lược tối đa hóa lợi nhuận thì ROS có thể tăng đến giá trị cao nhất.
  • Trong trường hợp chỉ sử dụng mỗi ROS độc lập thì công ty vững mạnh khi ROS > 10%.
  • Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Thời gian một doanh nghiệp tồn tại và phát triển cũng phần nào phản ánh chính xác lợi nhuận trên doanh thu. Doanh nghiệp phát triển ổn định là lợi nhuận sau thuế có sự tăng trưởng bền vững. Chỉ số ROS trong từng năm, từng quý thể hiện chi tiết hơn về sự ổn định này, nếu không có gia tăng theo thời gian chứng tỏ tổ chức hoạt động không tốt. Xu hướng chỉ số ROS tăng ổn định từ 3-5 năm trong dài hạn.
  • Doanh nghiệp hoạt động theo chu kỳ hay có sự đột biến bất ngờ: Nếu theo đúng chu kỳ thì lợi nhuận tăng nhanh, hết chu kỳ thì giảm rất nhanh. Trong trường hợp này nên phân tích chỉ số ROS trong thời gian từ 3-7 năm mới hợp lý. Nếu doanh nghiệp có những khoản thu nhập thất thường đột biến thì không nên tính ROS bằng khoản doanh thu này.

Bản thân doanh nghiệp hoàn toàn có thể cải thiện chỉ số ROS bằng cách: 

  • Định giá sản phẩm cao hơn nhưng hợp lý. Lưu ý cần cẩn trọng trong việc thực hiện cách này để đảm bảo không thể bán được hàng vì định giá quá cao. Nên tham khảo, phân tích và xem xét trước khi được ra kết luận giá tốt nhất.
  • Giảm chi phí sản xuất bằng cách đàm phán với bên cung cấp vật liệu về việc mua với giá chiết khấu, xây dựng danh mục chi phí hợp lý hơn để theo dõi, kiểm tra quản lý.
  • Xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn, tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng.

Trên đây là thông tin chi tiết về chỉ số ROS, cách đọc và ứng dụng thực tế của nó trong việc phân tích một doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích cho việc đầu tư của mình. Chúc bạn thành công.

Banner SP chứng khoán Finhay

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay