Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Chỉ số S&P 500 là gì? Hướng dẫn đầu tư theo chỉ số S&P 500 năm 2022

Chỉ số S&P 500 là công cụ thường xuyên được nhắc đến trong các hoạt động tài chính, kinh doanh và đầu tư. Vậy cụ thể S&P 500 Index là gì và biểu đồ chỉ số S&P 500 năm 2022 đang diễn biến như thế nào? Cùng tìm hiểu kiến thức cụ thể qua bài viết say đây của Finhay nhé! 

Tổng quan về chỉ số S&P 500

Chỉ số S&P 500 luôn được đánh giá là có tính tin cậy cao và mang lại nhiều giá trị về mặt thông tin cho nhà đầu tư. Đây là chỉ số được tính toán bởi các đơn vị uy tín và có tính chính xác cao.  

Chỉ số S&P 500 là gì?

S&P 500 Index là gì? Đây là thắc mắc của nhiều nhà đầu tư trong quá trình tham gia vào thị trường chứng khoán. S&P 500 Index hay Standard & Poor’s 500 Stock Index là chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Chỉ số này được ra đời với mục đích cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin tổng quan về sự chuyển động chung của thị trường chứng khoán Mỹ.

s_p-500-la-gi

Chỉ số S&P 500 được quản lý bởi Standard & Poor’s thuộc McGraw-Hill, một công ty đã từng thành lập các chỉ số khác như S&P MidCap 400, S&P SmallCap 600 và S&P Composite 1500. Đây cũng chính là yếu tố khiến S&P 500 khác với các chỉ số thị trường chứng khoán khác của Hoa Kỳ như chỉ số công nghiệp Dow Jones hay chỉ số Nasdaq Composite.

Hiện nay trên thị trường, S&P 500 Index được đánh giá là có tính khách quan và được quan tâm nhất. Rất nhiều nhà đầu tư coi đây là thước đo hiệu quả của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đồng thời cũng là chỉ số chủ đạo của nền kinh tế.

Các yếu tố lựa chọn cổ phiếu thành phần để tính toán chỉ số S&P 500

Khi nhắc đến chỉ số S&P 500 nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tên của các tập đoàn quen thuộc hàng đầu như cổ Phiếu Apple, Alphabet (Google), Microsoft, Amazon, Facebook, ….

cac-co-phieu-thuoc-s_p-500

Tuy nhiên, trong thực tế thì thành phần các cổ phiếu thuộc nhóm S&P 500 không cố định mà sẽ được đánh giá định kỳ để loại bỏ hoặc thêm các cổ phiếu mới phù hợp với tiêu chí đánh giá. Thông thường, hoạt động đánh giá sẽ được tổ chức hàng quý, vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm.

Một hội đồng đánh giá sẽ tiến hành đánh giá công ty để xếp vào nhóm chỉ số S&P 500 dựa trên các yếu tố sau: 

  • Vốn hóa thị trường đạt mức quy định (Mức này có thể được thay đổi hàng năm).
  • Tính thanh khoản.
  • Trụ sở công ty (phải đặt ở Hoa Kỳ).
  • Số lượng cổ phiếu phát hành cho công chúng (50% cổ phiếu của công ty phải do công chúng nắm giữ).
  • Phải đạt số lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày theo quy định (tính trong 6 tháng trước khi đưa vào danh sách)
  • Nhóm ngành (dựa theo bộ tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu GISC).
  • Hiệu quả tài chính trong thời gian gần đây của công ty.
  • Các công ty phải thuộc những nhóm ngành trọng yếu như: Công nghệ thông tin, công nghiệp, y tế, hàng tiêu dùng, bất động sản, tài chính, năng lượng, …
  • Thời gian niêm yết giao dịch.

Biểu đồ chỉ số S&P 500 năm 2022

Để xem thông tin về biểu đồ chỉ số S&P 500, nhà đầu tư có thể  cập các website, ứng dụng cập nhật tin tức chứng khoán.

bieu-do-chi-so

Trong 4 tháng đầu năm 2022 chứng kiến khá nhiều sự biến động mạnh của S&P 500 Index. Giai đoạn đầu năm, S&P 500 đạt đỉnh với mức gần 4800 điểm. Tuy nhiên sau đó đã có những phiên lao dốc mạnh vào cuối tháng 1 (xuống còn hơn 4200 điểm), cuối tháng 2 và đầu tháng 3 (xuống còn hơn 4100 điểm).

Đặc biệt trong một tuần gần đây, biểu đồ chỉ số S&P 500 tiếp tục cho thấy sự giảm điểm trong nhiều phiên liên tục (từ mức hơn 4400 xuống còn hơn 4200). Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VNIndex chìm trong sắc đỏ, khiến không ít nhà đầu tư phải đau đầu. 

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500

Như trình bày ở trên có thể thấy, giá của chỉ số S&P 500 phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị của các công ty thành phần. Do đó, những yếu tố ảnh hưởng đến các công ty thành phần sẽ ảnh hưởng đến giá trị của S&P500.

Dưới đây là một số yếu tố chính tác động đến chỉ số S&P 500:

  • Chính sách của Ngân hàng Trung ương: Các chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí vốn, điều này thường tác động trực tiếp đến mức đầu tư của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người tiêu dùng. 
  • Giá cả hàng hóa: Hàng hóa là yếu tố cơ bản quan trọng nhất tạo nên nền kinh tế toàn cầu, chi phí của hàng hóa tăng hay giảm do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ được phản ánh qua giá cổ phiếu và giá trị công ty.
  • Định giá tiền tệ: Sự biến động của tỷ giá USD sẽ tác động tới giá cả hàng hóa nội địa và xuất khẩu, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa. 
  • Các yếu tố khác như khủng hoảng tài chính, thiên tai, chiến dịch bầu cử và các chính sách vĩ mô khác của chính phủ Hoa Kỳ. 

Có thể thấy rằng các yếu tố vĩ mô đóng vai trò rất quan trọng đối với sự biến động của S&P 500 Index. Do đó, các nhà đầu tư nên thường xuyên cập nhật các tin tức vĩ mô để có thể một phần dự đoán chiều hướng biến động của chỉ số S&P 500.

chinh-sach-cua-fed

Cách tính toán chỉ số S&P 500

Nhìn chung cách tính toán tương đối đơn giản, tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý về cách thức lấy trọng số các công ty để đánh giá tầm ảnh hưởng của chúng tới chỉ số S&P 500. Thông tin cụ thể như sau:

Cách tính chỉ số s&p 500

Chỉ số S&P 500 được tính toán từ 500 công ty, do đó để tính toán chỉ số này thì chỉ cần lấy tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty thuộc danh sách S&P 500 chia cho 1 ước số xác định(Divisor).

Công thức: 

S&P 500 Index = (Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty)/Ước số.

Trong đó, ước số là 1 con số độc quyền được phát triển bởi Standard & Poor và có thể được điều chỉnh khi có sự phân chia cổ phiếu hoặc cổ tức đặc biệt nào đó làm ảnh hưởng đến giá trị của các chỉ số. Mục đích của ước số này là nhằm đảm bảo các yếu tố phi kinh tế không thể tác động đến chỉ số. 

Ngoài ra, từ cách tính ở trên thì cũng có thể nhận định rằng các trọng số sẽ bị nghiêng về những công ty có vốn hóa lớn hơn.

cach-tinh-toan-s_p-500

Phương pháp tính toán trọng số từng công ty

Trọng số của mỗi công ty trong S&P 500 Index sẽ được tính bằng cách lấy vốn hóa thị trường của công ty đó chia cho tổng vốn hóa thị trường của các công ty thuộc chỉ số.

Công thức tính: 

Trọng số = (Vốn hóa thị trường của công ty thành phần)/(Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty trong nhóm S&P 500)

Ví dụ: nếu công ty Microsoft có vốn hóa thị trường là 802 tỷ USD, trong khi đó Adobe có vốn hóa thị trường chỉ là 110 tỷ USD. Tổng vốn hóa thị trường của tất cả các công ty trong S&P 500 là 23,3 nghìn tỷ USD. Tính toán theo công thức ở trên thì có thể thấy trọng số của Microsoft sẽ là 3,4% còn Adobe chỉ có 0,5%. 

Qua đó có thể dễ dàng thấy rằng các công ty có vốn hóa thị trường lớn sẽ có tác động mạnh đến S&P 500 Index. 

Ý nghĩa chỉ số S&P 500

Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của chỉ số S&P 500 đó là giúp các nhà đầu tư đánh giá tổng quan tình hình chứng khoán tại Hoa Kỳ một cách dễ dàng. Ngoài ra, S&P 500 Index  còn nhiều ý nghĩa khác như: 

  • Chỉ số này được cấu thành từ 500 công ty đi đầu trong tất cả các lĩnh vực của kinh tế Hoa Kỳ và chiếm hơn 70% giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán trong nước. Do vậy, nhà đầu tư chỉ cần tìm hiểu 30 công ty hàng đầu trong danh sách thuộc chỉ số này là có thể gần như đại diện cho toàn bộ thị trường. 
  • Như đã trình bày ở trên, các điều chính về chính sách kinh tế vĩ mô liên quan đến lạm phát, lãi suất, … cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của chỉ số. Do đó S&P 500 được xem là công cụ phản ánh mức độ ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng tại Hoa Kỳ.
  • Giá trị của chỉ số S&P 500 sẽ thay đổi không ngừng theo thời gian, qua đó phản sự biến động của thị trường chứng khoán. Nhờ vào đó các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và đưa ra được những chiến lược phù hợp với thị trường chung.

Đầu tư theo chỉ số S&P 500

Trước khi ra quyết định đầu tư theo chỉ số S&P 500 thì chúng ta cần xem xét những điểm cộng của chỉ số này. Cụ thể, khi đầu tư theo S&P 500 Index có thể đạt được một số lợi ích như: 

  • Giảm thiểu rủi ro biến động giá: Khi đầu tư vào S&P 500 đồng nghĩa với việc chúng ta đầu tư cho 500 công ty ưu tú nhất nước Mỹ, nhờ đó rủi ro biến động giá quá lớn thường không cao.
  • Tính thanh khoản rất cao: Với các công ty thuộc top đầu của thị trường chứng khoán thì thường dễ dàng có thể mua bán trên sàn, đây sẽ là yếu tố thuận lợi để các nhà đầu tư giao dịch thường xuyên dễ dàng. 

Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng nếu đầu tư theo dạng chứng khoán phái sinh (hợp đồng tương lai) thì rủi ro vẫn sẽ rất lớn bởi tính chất đặc thù của hình thức đầu tư này.

dau-tu-theo-s_p-500

Qua phân tích ở trên, nếu nhà đầu tư vẫn muốn tham gia đầu tư theo chỉ số S&P 500 thì có những cách nào? 

  • Nếu là nhà đầu tư ở thị trường Mỹ, bạn có thể dễ dàng đầu tư theo chỉ số bằng các cách như đầu tư vào một số công ty thuộc nhóm chỉ số S&P 500 hoặc đầu tư qua các hợp đồng, quỹ chỉ số S&P 500.
  • Còn nếu là nhà đầu tư ở Việt Nam thì thường có thể đầu tư vào chỉ số này thông qua hợp đồng hoặc quỹ ETFs.

Chỉ số S&P 500 đã và đang đóng góp là công cụ giúp nhà đầu tư theo dõi thị trường cũng như góp phần đưa ra các quyết định đầu tư. Đây là chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ và phần nào phản ánh các chính sách kinh tế của quốc gia này. Do đó, các nhà đầu tư Việt Nam cũng cần hiểu về S&P 500 Index để có thể đầu tư chính xác và hiệu quả nhất.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay