Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Có nên đầu tư cổ phiếu dệt may trong năm 2022 không?

Dệt may là một trong những ngành nghề xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của thị trường chứng khoán, “Có nên đầu tư cổ phiếu dệt may năm 2022 hay không” đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chia sẻ dưới đây của Finhay về cổ phiếu dệt may sẽ giúp bạn đưa ra được nhận định cho riêng mình. 

Sơ lược về cổ phiếu ngành dệt may

Ngành dệt may là lĩnh vực lớn, với nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta, chiếm tỷ trọng kinh tế lớn. Với sự phát triển của công nghệ, đầu tư mạnh mẽ, nhân lực có tay nghề ngày càng tăng, dệt may Việt Nam đã và đang thu được những kết quả tốt.

Đặc điểm của dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu gia công cho các thương hiệu lớn, theo hình thức CMT. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa may mặc hình thức này chiếm đến gần 70%. Do vậy, giá trị gia tăng của ngành dệt may còn thấp.

so-luoc-co-phieu-det-may

Năng lực sản xuất may mặc của Việt Nam cao, hiện xếp thứ 2 toàn cầu sau Trung Quốc. Dệt may nước ta ngày càng phát triển về công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ về giá với Bangladesh. Bên cạnh đó, Việt Nam nhận được sự đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Trung Quốc, tạo nên cơ hội phát triển các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ước tính đạt 39 tỷ USD, tăng 0.2% so với năm 2019. Mặc dù, gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng nhờ sự kiểm soát tối về dịch bệnh, môi trường sản xuất tại nước ta vẫn ổn định, đáp ứng đơn hàng ra thế giới. Theo số liệu từ của SSI, nhóm cổ phiếu ngành dệt may tăng 111% năm 2021 và cao hơn 77% so với mức tăng của chỉ số VNindex.

Sự phát triển của thương mại điện tử là động lực phát triển giúp ngành dệt may tìm lại vị thế, phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng có những tác động, khiến cổ phiếu dệt may có những kết quả trái chiều. Cụ thể như trong năm 2021: 

  • Các công ty may mặc ở khu vực miền Bắc không bị giãn cách xã hội, có mức lợi nhuận sau thuế ở mức cao. Trong quý III/2021, lợi nhuận sau thuế của các công ty TNG và MSH trụ sở phía bắc lần lượt đạt 31% và 105% so với kết quả cùng kỳ.
  • Các công ty may mặc có trụ sở tại miền Nam, chịu tác động của giãn cách trong thời gian dài, ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm dần. Hai mã VGG và TCM có lợi nhuận ghi nhận giảm 44% và 41%.

Trong quá trình phát triển 5 năm qua, các mã cổ phiếu dệt may giao dịch với chỉ số P/E trung bình 8x. Cổ phiếu ngành dệt may được định giá 14x trong năm 2022 và đang được kỳ vọng với nhiều cơ hội phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ.

Có nên đầu tư cổ phiếu ngành may mặc?

Nhiều người băn khoăn có nên đầu tư cổ phiếu may mặc hay không? Cơ hội nào khi đầu tư cổ phiếu ngành dệt may?

co-ne-dau-tu-co-phieu-det-may

Cơ hội khi đầu tư cổ phiếu dệt may 

  • Cơ hội cho sản phẩm dệt may Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính như EU với hiệp định EVFTA. Sản phẩm may mặc nước ta sẽ được hưởng lợi ích về thuế khi xuất khẩu vào khối kinh tế lớn nhất thế giới này. Điều này sẽ kéo theo sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, lợi nhuận sau thuế của nhiều doanh nghiệp dệt may. Giá trị xuất khẩu may mặc sang EU tăng 8% năm 2021. Trong đó, các nước mà hàng may mặc Việt nam có mức tăng xuất khẩu mạnh như: Thụy Điển tăng 34%, Ba Lan 16%, Ý tăng 16%, Hà Lan tăng 15%. Tháng 1/2022, may mặc nước ta ghi nhận kết quả xuất khẩu tăng mạnh sang EU, đặc biệt là Đức 57%.
  • Ngành dệt may được đầu tư mạnh mẽ, cải tiến công nghệ, đổi mới máy móc đến 90%, mang lại những sản phẩm may mặc chất lượng. Các chuyên gia đánh giá, hàng may mặc Việt Nam ngày càng hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…
  • Hậu Covid-19 là thời kỳ chuyển dịch ngành dệt may sang các nước đang phát triển như Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta có nguồn lực lao động trẻ, có tay nghề, nhiều chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài. Các thương hiệu thời trang lớn (Nike, Adidas, Zara…) cũng đánh giá cao hơn về thị trường Việt Nam, mang đến cơ hội phát triển hàng may mặc tại nước ta.
  • Hiện nay, ngành may mặc đang đổi mới công nghệ, tăng công suất nhà máy để mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp dệt may đang có hướng đầu tư mới vào bất động sản với các dự án bất động sản công nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế cao.

co-hoi-khi-dau-tu-co-phieu-det-may

Hạn chế khi đầu tư vào cổ phiếu ngành may mặc

  • Phương thức sản xuất may mặc chủ yếu là gia công, ít hàng thiết kế sáng tạo. Do vậy, giá trị gia tăng và hiệu suất ngành thấp và còn nhiều hạn chế.
  • Dệt may Việt Nam chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, nhập khẩu đến gần 90% vải sợi (chủ yếu từ Trung Quốc). Do vậy, khi gặp các hạn chế, gián đoạn nguồn cung, hệ số sản xuất ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng.
  • Quy mô của các doanh nghiệp dệt may chủ yếu vừa và nhỏ, hạn chế về khả năng huy động vốn mở rộng quy mô.
  • Chỉ số P/E của ngành dệt may đang ở mức cao là một thách thức với các nhà đầu tư chứng khoán.

Dệt may nước ta đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển sau đại dịch. Theo dự đoán của VITAS – Hiệp hội dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu ngành sẽ đạt 43 tỷ USD, tăng 10%/ năm. Đây là cơ hội cho các mã cổ phiếu dệt may tăng trưởng về giá. 

Tuy nhiên, thị trường vẫn còn nhiều biến động trái chiều, rủi ro lớn, nhà đầu tư cần cẩn trọng khi lựa chọn mã chứng khoán dệt may để đầu tư. Năm 2022, dự đoán nhiều mã cổ phiếu dệt may trong đà tăng trưởng. Nhà đầu tư cần có chiến lược trung và dài hạn để đạt kết quả đầu tư tốt nhất.

Tiêu chí chọn cổ phiếu dệt may tốt để đầu tư

Cổ phiếu dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức về tăng trưởng. Vậy mã cổ phiếu dệt may nào tốt nhất hiện nay? Một số tiêu chí dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá chọn mã cổ phiếu dệt may tốt, phù hợp để đầu tư sinh lời.

  • Chỉ số tổng nợ vay/tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn 1.1. Điều này chứng minh được tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định, khả năng xoay vòng vốn tốt khi thị trường biến động. 
  • Chỉ số P/E nhỏ hơn P/E trung bình của ngành dệt may là 8x. Điều này, cho thấy mã chứng khoán dệt may đang được định giá gần đúng nhất với giá trị thực tế. P/E thấp thể hiện mức thu nhập dòng trên giá cổ phiếu đang ở mức cao.
  • Công ty chi trả cổ tức đều đặn là tiêu chí quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý. Hoạt động trả cổ tức đều đặn, giúp bạn có nguồn thu nhập ổn định, đồng thời chứng minh được mức độ uy tín của doanh nghiệp.
  • Chỉ số tăng trưởng EPS trong 5 năm liên tục luôn dương thể hiện đây là mã cổ phiếu tiềm năng, đáng đầu tư. Tiêu chí EPS dương giúp nhà đầu tư tránh các mã cổ phiếu có rủi ro cao.
  • Chỉ số P/B của doanh nghiệp thấp, thường dưới 1.2 là lý tưởng. P/B sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được giá trị cổ phiếu hiện hành với giá ghi sổ sách gần nhất.
  • Giá trị vốn hóa của doanh nghiệp cao so với mặt bằng chung của ngành. Đây là tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư nhận định được những cổ phiếu tốt, tăng trưởng bền vững, ổn định để đầu tư dài hạn và trung hạn.

tieu-chi-chon-co-phieu-det-may-tot

Ngoài những tiêu chí và chỉ số trên, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến: Báo cáo tài chính các quý gần nhất, chiến lược sản xuất kinh doanh, phát hành cổ phiếu mới nhất của doanh nghiệp… So sánh với biến động chung của ngành và thị trường, từ đó đánh giá được cơ hội và tiềm năng của mã cổ phiếu may mặc đó có thực sự tốt hay không. 

Top 5 mã cổ phiếu ngành dệt may hấp dẫn nhất

Hiện nay, thị trưởng ngành dệt may có hơn 5000 doanh nghiệp, nhưng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Số lượng mã may mặc niêm yết trên sàn không nhiều, cổ phiếu dệt may tốt lại càng ít. Dưới đây là top các mã cổ phiếu ngành dệt may hấp dẫn, được các chuyên gia đánh giá tốt mà bạn có thể tham khảo:

Tập đoàn dệt may Việt Nam (VGT)

VGT là công ty may mặc thời trang đứng đầu ngành, được thành lập từ năm 1995. Hiện nay, VGT được niêm yết và giao dịch trên sàn Upcom, với giá trị vốn hóa 12.650,00 tỷ đồng. Giá cổ phiếu VGT hiện nay 19.900 đồng/cổ phiếu, được đánh giá có tốc độ tăng trưởng top đầu ngành dệt may. 

CTCP dệt may, đầu tư, thương mại Thành Công (TCM)

TCM được thành lập từ năm 1976 và chính thức gia nhập thị trường chứng khoán năm 2007. Hiện nay, mã chứng khoán TCM đang niêm yết trên sàn HOSE, với giá trị vốn hóa 3.769,67 tỷ đồng. Giá cổ phiếu hiện ở mức 52.900 đồng

Quý I/2022, công ty đã đạt 27% doanh thu kế hoạch, 29% mục tiêu lợi nhuận sau thuế. Hiện, TCM là 1 trong 10 mã cổ phiếu dẫn đầu ngành may mặc được đánh giá tốt nhất hiện nay.

top-5-co-phieu-det-may-tot

Tổng công ty Việt Thắng (TVT)

TVT được thành lập từ năm 1960, là một trong những doanh nghiệp lâu đời, dẫn đầu ngành may mặc. Hiện mã TVT được niêm yết trên sàn HOSE, với giá trị cổ phiếu 31.000 đồng. Chỉ số P/E cơ bản của TVT hiện nay ở mức 9.04. EPS 4 quý gần nhất luôn ở mức dương (Theo số liệu báo cáo tài chính các quý II, III, IV/2021 và quý I/2022).

Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH)

MSH là một trong to 10 mã chứng khoán dệt may lớn và có tốc độ phát triển nhanh nhất. Công ty may Sông Hồng nổi tiếng với các sản phẩm chăn ga, gối đệm chất lượng cao. Hiện MSH có hơn 20 xưởng sản xuất, tập trung chủ yếu tại Nam Định.

Năm 2018, MSH niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Giá trị cổ phiếu hiện tại ở mức 57.000 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường là 2.850,54 tỷ đồng. Mã MSH được đánh giá là nhóm Bluechip nổi bật, với tốc độ tăng trưởng nhanh, lý tưởng để đầu tư dài hạn.

Tổng CTCP dệt may Việt Tiến (VGG)

Việt Tiến là công ty may mặc lớn, sản xuất và gia công hàng may mặc cao cấp. VGG được thành lập từ năm 1976, với số vốn điều lệ 441 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu hiện tại 43.600 đồng, giá trị vốn hóa thị trường 1.922,76 tỷ đồng. 

Hiện VGG đang niêm yết trên sàn HOSE và là 1 trong 10 mã cổ phiếu lớn dẫn đầu ngành. Chỉ số P/E cơ bản quý I/2022 của VGG là 19.51. Chỉ số EPS của 4 quý gần nhất đang ở mức dương.

Lĩnh vực may mặc hiện nay đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những cơ hội, đầu tư cổ phiếu dệt may cũng tồn tại nhiều rủi ro. Nhà đầu tư cần có nhận định và đánh giá riêng về thị trường, ngành may mặc để có lựa chọn mã cổ phiếu phù hợp để đầu tư sinh lời.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay