Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Nhận định cổ phiếu TCM: Có nên đầu tư hay không?

Sau khi bị dồn nén bởi đại dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc tăng trở lại. Điều này giúp các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sớm kín đơn đặt hàng. Một trong những cổ phiếu ngành may đang thu hút nhà đầu tư là cổ phiếu TCM. Vậy cổ phiếu TCM trong năm 2022 liệu có còn nhiều tiềm năng không? Cùng Finhay phân tích đánh giá nhận định cổ phiếu này qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về cổ phiếu dệt may Thành Công

Với quy trình sản xuất khép kín, Thành Công (mã cổ phiếu TCM) được khách hàng quốc tế biết đến là một công ty dệt may hàng đầu ở Việt Nam. Hiện tại, TCM là một trong những mã cổ phiếu ngành dệt may có tài chính lành mạnh và lượng tiền mặt dồi dào.

Cổ phiếu TCM là của công ty nào?

Cổ phiếu TCM được phát hành bởi Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công. Trong suốt 30 năm hình thành và phát triển, CTCP Dệt may Thành Công đã vượt qua giai đoạn sóng gió chung của các doanh nghiệp Dệt may trong nước. Cùng với đó tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm mục đích đem đến cho người tiêu dùng dòng sản phẩm thời trang chất lượng thể hiện trên chất liệu cotton cao cấp. 

Công ty sản xuất thiết kế và kinh doanh sợi, vải và các sản phẩm do chính công ty sản xuất gồm: T-shirt, áo polo, trang phục thể thao,… phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong những năm vừa qua, công ty thường xuyên đổi mới, trang thiết bị máy móc, đầu tư xây dựng cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. 

Lịch sử hình thành CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công

  • CTCP Dệt May Thành Công trước đây là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập và đi vào hoạt động năm 1967.
  • Tháng 08/1976 được đổi tên lần lượt là Nhà máy Dệt Thành Công, Công ty Dệt Thành Công sau khi chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh với tên gọi là Nhà máy Dệt Tái Thành.
  • Ngày 15/10/2007, Công ty bắt đầu niêm yết với mã TCM trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM.
  • Tháng 05/2008 Công ty đã đổi tên thành CTCP Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công.
  • Tháng 09/2014, Công ty được cấp phép đầu tư Dự án nhà máy sản xuất, kinh doanh hàng dệt may mặc tại Khu công nghiệp Hòa Phú, Vĩnh Long.
  • Tháng 8 Năm 2017, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 516.538.290.000 đồng. Đồng thời thành lập Bộ phận Kinh doanh vải đan để tìm cơ hội đưa các sản phẩm mới nghiên cứu vào kinh doanh và nhằm mục đích tập trung khai thác khách hàng từ thị trường Hoa Kỳ.
  • Tháng 6 Năm 2018, Công ty tăng vốn điều lệ lên 542.300.550.000 đồng. 
  • Tháng 10/2018 Công ty đã thực hiện sáp nhập Công ty TNHH MTV Thành Công – Vĩnh Long. 
  • Tháng 07/2019, sau khi đã khánh thành Xưởng Dệt số 2, công ty tăng vốn điều lệ lên 580.169.180.000 đồng. 
  • Tháng 10/2020, công ty tăng vốn điều lệ lên 620.683.490.000 đồng.

Lich-su-hinh-thanh-CTCP-Det--may---dau-tu---thuong-mai-thanh-cong

Phân tích cổ phiếu TCM

Trước khi đánh giá cổ phiếu TCM có tiềm năng hay không, nhà đầu tư cần nhìn nhận về giá cổ phiếu trong quá khứ, hiệu quả kinh doanh cũng như các định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Cổ phiếu TCM niêm yết trên sàn nào?

Ngày 05/10/2007, CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với mã cổ phiếu TCM. Tổng số lượng cổ phiếu TCM đang lưu hành trên thị trường là 71.360.808 cổ phiếu.

Cổ đông lớn nhất của công ty là E-Land Asia Holdings Pte.,Ltd với 36.887.956 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 44.96%. Cổ đông lớn thứ hai là Nguyễn Văn Nghĩa với 12.839.700 cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu là 15.65% cổ phần. Cổ đông lớn thứ ba là Trần Như Tùng hiện đang nắm giữ  500.037 cổ phiếu, chiếm 0.70 % cổ phần.

Thông tin cơ bản về cổ phiếu TCM:

  • Sàn giao dịch: HOSE
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 71.360.808 cổ phiếu
  • Vốn thị giá: 4.335 tỷ đồng
  • Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 766.170
  • Giá tham chiếu: 54.200đ/cổ phiếu
  • Chỉ số P/E: 28.21
  • EPS: 2.157

Lịch sử và biểu đồ giá cổ phiếu TCM

Lich-su-gia-co-phieu-tcm-

Từ năm 2013, giá cổ phiếu TCM biến động với biên độ lớn hơn trước nhiều, trước khi đột ngột tăng mạnh từ tháng 11 năm 2020 và đạt đỉnh vào tháng 3 năm 2021. Sau khi được niêm yết trên sàn giao dịch, giá cổ phiếu TCM giảm dần và chuyển sang xu hướng đi ngang sau đó đảo chiều giảm cho đến nay.

  • Giá cổ phiếu TCM cao nhất là đạt mức 104.350 đồng/cp vào 31/03/2021 (theo giá điều chỉnh).
  • Giá cổ phiếu TCM thấp nhất ở mức 2.020 đồng/cp vào ngày 23/02/2009 (theo giá điều chỉnh).
  • Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu TCM đang ở mức 53.000 đồng/cổ phiếu.

Bức tranh lớn về sự vận động của cổ phiếu dệt may Thành Công cho thấy giá đã tăng từ vùng 10 lên vùng 105 vào cuối tháng 03 năm 2021. Sau đó giá cổ phiếu đã có giai đoạn điều chỉnh kéo dài đến đến cuối tháng 01 năm 2022 và tạo đáy tại vùng hỗ trợ mạnh tại khu vực giá quanh 60. 

TCM đã hoàn thành cấu trúc điều chỉnh giảm zigzag và đang trong xu hướng tăng giá trở lại. Có 2 mục tiêu mà TCM có thể hướng đến lần lượt tại vùng đỉnh cũ tại vùng giá 105 và nếu TCM breakout (bứt phá) thành công sẽ tiến đến mục tiêu giá ở vùng 113. 

Với phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, PHS duy trì ở mức hợp lý cho cổ phiếu TCM là 80.800 đồng cho một cổ phiếu. Vì vậy đưa ra khuyến nghị nắm giữ cho cổ phiếu này.

Tình hình kinh doanh

tinh-hinh-kinh-doanh-cua-tcm

Lũy kế quý I/2022 doanh thu của TCM tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.081 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 69 tỷ đồng, tăng 17%. Có thể nói rằng Dệt may Thành Công đã vực dậy từ khủng hoảng bởi vì doanh nghiệp đã có một năm 2021 nhiều khó khăn. TCM bị ảnh hưởng bởi Dịch COVID bùng phát ở các tỉnh phía Nam khiến chi phí cao, năng suất lao động không đạt kế hoạch do phải hoạt động 3 tại chỗ. Bên cạnh đó, giá cước vận tải đã bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đại diện doanh nghiệp TCM nhận định năm 2022 sẽ là năm khởi sắc hơn cho ngành dệt may Thành Công. Tháng 4/2022, TCM có doanh thu đạt 393 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong đó, mảng may đóng góp 78%, vải chiếm 14% và sợi là 7%. Lãi sau thuế là 19,2 tỷ đồng, tăng 1%. Lũy kế 4 tháng, doanh thu đạt 1.487 tỷ đồng, tăng 19%; LNST là 3,8 triệu 87,8 tỷ đồng, tăng 14%.

Về đơn hàng, công ty đã nhận đến quý III và cũng đang nhận tiếp cho quý IV.  Số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng cho thấy trong 4 tháng đầu năm tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 11,8 tỷ USD; xuất khẩu xơ sợi đạt 1,9 tỷ USD tăng 13,2%.

Định hướng phát triển của TCM

Định hướng của TCM là tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển mà Công ty thiết lập trong hơn 5 năm qua. Công ty sẽ tập trung vào dòng sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường, các sản phẩm theo mùa tiện lợi có tính năng vượt trội để bắt kịp xu hướng thời trang thế giới.

dinh-huong-phat-trien-cua-tcm

Triển khai bán lẻ “bình thường mới” bằng dịch vụ sàn thương mại điện tử – De Closet. Đây là sàn thương mại điện tử sẽ tập trung vào các mặt hàng thời trang. Công ty đồng thời tiến hành bán mặt hàng quần áo thể thao do Thành Công tự phát triển và mời các thương hiệu thời trang khác hợp tác. 

Công ty cũng làm việc với các đơn vị truyền thông nhằm xây dựng thương hiệu, quảng bá phần mềm để người dùng trải nghiệm. TCM hợp tác với Amazon để phân phối các sản phẩm của thương hiệu Thành Công.

Đồng thời, TCM sẽ đẩy mạnh việc bán sợi, vải cho các doanh nghiệp dệt may để hưởng lợi Hiệp định RCEP, CPTPP và EVFTA. Ngoài ra công ty còn tận dụng lợi thế có chuỗi sản xuất khép kín và hoàn thiện để tăng cường đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vải. 

Cùng với việc hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP, TCM cũng đã xuất khẩu hàng qua Úc. Đây là thị trường tiềm năng mà Thành Công trước đây chưa khai thác và hầu như doanh nghiệp Việt vẫn chưa xuất khẩu sang thị trường này.

Nhận định cổ phiếu TCM – có nên mua không?

Để đưa ra các nhận định đúng đắn về cổ phiếu TCM và đưa ra quyết định mua bán, nhà đầu tư cần có cái nhìn về ngắn hạn và dài hạn cũng như các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu.

co-nen-mua-co-phieu-tcm-khong

Đơn hàng truyền thống dồi dào trở lại

Hiện nay Công ty đã nhận đơn hàng đến Quý 3/2022. Về dài hạn, TCM đặt kế hoạch mục tiêu doanh thu là 300 triệu USD giai đoạn 2021 – 2026. Để đạt được kế hoạch này công ty đã không ngừng tập trung phát triển khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng từ CPTPP, EVFTA, RCRP…4; đầu tư mở rộng nhà máy cũng như đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển đa dạng mẫu mã, nâng cao sản lượng cho những thị trường mới đặc biệt là kênh thương mại điện tử Amazon. 

Đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của cổ phiếu TCM trong dài hạn. Thành Công còn có kế hoạch mang nhãn hiệu thời trang Tập đoàn Eland Hàn Quốc vào Việt Nam thời gian tới đây. Hai bên sẽ mở các cửa hàng thời trang và tận dụng kênh bán hàng thương mại điện tử để bán lẻ. 

Động lực chính trong tương lai là Nhà máy Vĩnh Long 2 

Nhà máy may số 2 tại tỉnh Vĩnh Long đã khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 2021 và đi vào vận hành từ đầu tháng 3/2022. Nhà máy có diện tích 3.2 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 12 triệu USD, công suất 9 triệu sản phẩm/năm. Dự kiến quý II năm 2022 nhà máy Vĩnh Long 2 sẽ chạy được 60% công suất và dự kiến đến quý IV năm 2022 sẽ chạy tối đa công suất.

Khi nhà máy này bắt đầu chạy tối đa công suất, TCM sẽ tiếp tục đầu tư các giai đoạn còn lại của dự án gồm có nhà máy nhuộm và đan kim giai đoạn 2022 – 2025 (thời hạn dự kiến được gia hạn linh động do ảnh hưởng dịch bệnh trong năm 2020 – 2021).  

Dự án Vĩnh Long 2 cùng với sự cải tổ quy trình làm việc sẽ tạo sức bật cho kết quả kinh doanh trong năm 2022 của Thành Công, trong bối cảnh nhu cầu dệt may tăng cao tại các thị trường lớn của TCM như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc – đóng góp 63% doanh thu.

Các dự án bất động sản là chất xúc tác gia tăng cho cổ phiếu TCM 

Công ty đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn hỗ trợ làm thủ tục pháp lý cho dự án TC Tower. Kỳ vọng của công ty là trong năm 2022 có được giấy phép xây dựng nhằm khởi công dự án và mở bán theo đúng tiến độ.

TC Tower là dự án nhà ở có diện tích xây dựng là 9.898 m2 tại số 37 đường Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM, dự kiến dự án này gồm 13 tầng. Tổng vốn đầu tư là 65 triệu USD chưa bao gồm giá trị đất.

Ngoài ra các cổ đông lớn liên tục tăng chứng tỏ sức hấp dẫn của cổ phiếu TCM và làm giảm lượng tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng bên ngoài tích cực hơn cho giá cổ phiếu.

Với những thông tin tích cực trên cho thấy tiềm năng phát triển của cổ phiếu TCM là có khả năng. Khối lượng giao dịch TCM ở mức cao đã thu hút nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Trên đây là những thông tin liên quan đến mã cổ phiếu TCM để nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về cổ phiếu dệt may này. Hy vọng qua những phân tích trên đây sẽ giúp nhà đầu tư nhận định và có chiến lược phù hợp để lựa chọn cổ phiếu an toàn.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay