Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

[F0 CK] Giao dịch T0 T1 T2 T3 trong chứng khoán là gì?

Ngày giao dịch trong chứng khoán là một trong những thông tin cơ bản nhà đầu tư cần nắm khi tham gia vào thị trường này. Vậy các ngày T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì? Lướt T0 là gì? Có những ưu nhược điểm nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những thông tin trên.

Thông tin về các ngày giao dịch trong chứng khoán

Các ngày diễn ra giao dịch chứng khoán được quy định như thế nào, quy định về thời gian mua bán và thanh toán chứng khoán cụ thể ra sao. Dưới đây là thông tin chi tiết về ngày T và T0 là gì trong chứng khoán.

T0 T1 T2 T3 trong chứng khoán

T0 T1 T2 T3 là gì trong chứng khoán?

Chữ T (viết tắt của Transaction) nghĩa là giao dịch trong chứng khoán. Cụ thể là ngày diễn ra các giao dịch đối với cổ phiếu trên thị trường với mức giá xác định. 

T0 là gì trong chứng khoán?

T0 hay còn gọi là ngày giao dịch, là ngày mà nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu thành công. Với giao dịch thành công, mức giá cổ phiếu được xác định vào thời điểm này. Ngoài ra:

  • T+1 (T1) là ngày làm việc tiếp theo sau ngày T0 của thị trường chứng khoán (trừ trường hợp các ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ khác theo quy định chung).
  • T+2 (T2) là ngày làm việc tiếp theo sau ngày T+1 (trừ trường hợp các ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ khác theo quy định chung).
  • T+3 (T3) là ngày làm việc tiếp theo sau T+2 (trừ trường hợp các ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ khác theo quy định chung).

Theo quy định, hoạt động giao dịch chứng khoán phải đảm bảo theo trình tự thời gian nhất định, cụ thể:

Đối với hoạt động mua cổ phiếu: Sau khi nhà đầu tư mua xong cổ phiếu vào ngày T+0 thì cần phải đợi đến 16h30 ngày T+2 cổ phiếu mới được chuyển về tài khoản. Sau đó, đến đầu ngày hành chính T+3 nhà đầu tư mới có thể tiến hành các giao dịch với cổ phiếu này.

Ví dụ:

  • Nhà đầu tư bắt đầu mua cổ phiếu mã TCB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam) vào thứ ba ngày 16/11/2021.
  • Nhà đầu tư cần phải đợi đến sau 16h30 thứ 5 ngày 18/11/2021, số lượng cổ phiếu mua ngày thứ 3 mới được chuyển về tài khoản chứng khoán.
  • Đến thứ 6 ngày 19/11/2021 nhà đầu tư mới bắt đầu được quyền tiến hành các giao dịch đối với cổ phiếu TCB mua vào ngày thứ 3.

Đối với hoạt động bán cổ phiếu: Sau khi tiến hành bán cổ phiếu vào ngày T+0, nhà đầu tư phải đợi đến 16h30 ngày T+2, số tiền bán cổ phiếu mới thực sự được chuyển về tài khoản. Sang đầu ngày T+3 nhà đầu tư có thể tiến hành các giao dịch mua khác bằng số tiền này.

thoi-gian-mua-ban-co-phieu

Ví dụ: 

  • Nhà đầu tư tiến hành bán cổ phiếu mã VIC (Tập đoàn Vingroup) vào thứ ba ngày 16/11/2021.
  • Nhà đầu tư cần phải đợi đến sau 16h30 thứ 5 ngày 18/11/2021 thì tiền bán cổ phiếu vào ngày thứ 3 mới được chuyển về tài khoản.
  • Đến thứ 6 ngày 19/11/2021 nhà đầu tư mới có thể bắt đầu sử dụng số tiền đó để tiến hành các giao dịch khác.

Lướt T0 trong chứng khoán là gì? 

Hoạt động giao dịch T+0 trong chứng khoán mới được quy định gần đây nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Vậy lướt T0 là gì? Ở Việt Nam quy định như thế nào về hoạt động lướt T0?

Lướt T0 là gì? Giao dịch T0 trong chứng chứng khoán là gì?

Lướt T0 (hay T+0) là việc nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán cổ phiếu ngay trong ngày chứ không cần đợi sau 2 ngày (đến ngày T+2) theo như các quy định trước đây.

Quy định về điều kiện giao dịch chứng khoán T0 ở Việt Nam

Để có thể tiến hành các giao dịch chứng khoán T0 ở Việt Nam, nhà đầu tư cần tuân thủ các điều kiện sau:

  • Cần ký hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày với các công ty đã được cấp phép dịch vụ cho vay chứng khoán.
  • Đối với hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày, các bên cần nêu rõ điều khoản liên quan đến việc công ty chứng khoán được quyền thực hiện giao dịch vay/ mua. Quy định này nhằm mục đích hỗ trợ thanh toán nếu bị thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định về bù trừ, thanh toán trong giao dịch cổ phiếu.
  • Ngoài ra, hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày cần chỉ rõ các trường hợp rủi ro, thiệt hại và các chi phí có thể có mà nhà đầu tư phải thanh toán cho công ty chứng khoán.

Quy định về nguyên tắc khi tiến hành giao dịch T0 ở Việt Nam

Thông tư số 120 năm 2020 chỉ ra các nguyên tắc giao dịch chứng khoán trong ngày mà nhà đầu tư và công ty chứng khoán cần nắm rõ và tuân thủ:

  • Đối với nhà đầu tư: Chỉ được mở một tài khoản tại công ty chứng khoán. Tài khoản được dùng để giao dịch T0 là tài khoản tách biệt được quản lý riêng và hạch toán dưới dạng tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán chính mà nhà đầu tư mở ở trên.
  • Đối với công ty chứng khoán: Công ty cần tiến hành hạch toán riêng giữa tài khoản giao dịch trong ngày và các tài khoản chứng khoán khác của nhà đầu tư.
  • Hoạt động giao dịch chứng khoán T0 không được áp dụng với các chứng khoán là lô lẻ hoặc các giao dịch chứng khoán thỏa thuận.
  • Giao dịch T0 không áp dụng đối với tất cả các mã cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch, mà chỉ áp dụng đối với các mã đã được công ty chứng khoán thông báo trên trang thông tin điện tử.
  • Trong cùng ngày giao dịch T0, số lượng chứng khoán được đặt lệnh bán phải được đảm bảo bằng với số lượng đặt lệnh mua và ngược lại. Nếu có sự chênh lệch giữa số lượng lệnh bán và mua, công ty chứng khoán sẽ cần phải đại diện nhà đầu tư để trả số tiền hoặc số chứng khoán bị thâm hụt tại thời điểm thanh toán.
  • Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm đối với công ty chứng khoán về các khoản bồi thường thiệt hại, các khoản thanh toán chi phí phát sinh (nếu có) liên quan đến việc mua bắt buộc, vay tiền hoặc vay chứng khoán nhằm hỗ trợ thanh toán cho nhà đầu tư. Các hoạt động hỗ trợ thanh toán bao gồm nhà đầu tư không đủ tiền thanh toán hoặc không đủ số lượng cổ phiếu để chuyển giao vào ngày thanh toán, như trong hợp đồng đã thỏa thuận với công ty chứng khoán và các bên có liên quan.
  • Khi ký kết hợp đồng, công ty chứng khoán được quyền yêu cầu các nhà đầu tư phải ký quỹ một khoản tiền hoặc số lượng chứng khoán nhất định, thì mới được phép thực hiện các giao dịch trong ngày.

Có nên giao dịch chứng khoán T0 không?

Giao dịch chứng khoán T0 có tiềm năng mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư, tuy nhiên hình thức này cũng tồn tại nhiều rủi ro đáng chú ý.

loi-ich-giao-dich-chung-khoan-t0

Về lợi ích của giao dịch chứng khoán T0

  • Thứ nhất, với giao dịch T0 được tiến hành ngay trong cùng một ngày, nhà đầu tư có thể tiến hành mua bán nhanh chóng chứng khoán với mức giá kỳ vọng. Lợi ích này xuất phát từ thực tế giá cổ phiếu trên thị trường biến động liên tục trong ngày. Nếu theo quy định phải đợi đến T+3 mới được tiến hành giao dịch tiếp theo thì sẽ tồn tại nhiều rủi ro về biến động giá không như mong muốn của nhà đầu tư.
  • Thứ hai, các nhà đầu tư với hình thức đầu tư lướt sóng sẽ có thể tiến hành các giao dịch nhanh chóng, thuận tiện và chớp được các thời cơ kiếm lời.
  • Thứ ba, với việc giao dịch mua bán cổ phiếu được tiến hành ngay trong ngày,  tính thanh khoản của thị trường chứng khoán nhìn chung sẽ được tăng lên. Qua đó, tạo tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường đi lên.

Xem thêm:

Về rủi ro của giao dịch chứng khoán T0:

  • Thứ nhất, giao dịch T0 tạo điều kiện cho các hành vi bán khống trên thị trường chứng khoán. Khi thị trường có các biến động lớn về giá cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị tác động bởi tâm lý sợ hãi và có các hành vi giao dịch cổ phiếu tồn tại nhiều rủi ro.
  • Thứ hai, khi thị trường bị tác động quá mạnh bởi tâm lý đám đông sẽ dễ tạo ra các sự biến dạng thị trường, các hiệu ứng domino làm ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ thị trường. Khi đó, những hậu quả xảy ra là rất khôn lường, đặc biệt các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, theo hiệu ứng đám đông sẽ bất lợi nhất. 
  • Trong các trường hợp nhà đầu tư có các hành vi bán khống dễ gặp các rủi ro mất tiền lớn do sự biến động giá không theo chiều hướng kỳ vọng của nhà đầu tư.

rui-ro-bien-dong-thi-truong

Giao dịch chứng khoán T0 áp dụng cho các trường hợp nào?

Có thể thấy hoạt động lướt T0 trong chứng khoán còn tồn tại nhiều rủi ro. Do đó không phải ai cũng nên tham gia hình thức này, trừ những nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng như tâm lý vững vàng khi đầu tư chứng khoán.

Nhìn chung giao dịch chứng khoán T0 chỉ nên áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Các nhà đầu tư muốn tham gia với hình thức lướt sóng: Những người có nhiều kiến thức cũng như thời gian để theo dõi diễn biến thị trường liên tục và chốt các giao dịch đúng thời điểm..
  • Giá cổ phiếu có nhiều dấu hiệu thể hiện xu hướng biến động mạnh: Mục đích chính của lướt T0 là để kiếm lời nhanh chóng theo diễn biến thị trường. Do đó, nhà đầu tư cần quan sát kỹ, nếu thực sự có các dấu hiệu thể hiện tiềm năng biến động giá cổ phiếu thì có thể lướt T0 để thu lợi nhờ chênh lệch giá. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có thể rất rủi ro vì thường những cổ phiếu biến động mạnh sẽ có chiều hướng thay đổi giá một cách khó lường trước. 
  • Trường hợp nhà đầu tư cần bán gấp cổ phiếu: Nếu nhà đầu tư cần chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt hoặc cần bán gấp, lướt T0 là cách hiệu quả giúp bán và được thanh toán ngay trong ngày thay vì phải đợi đến ngày T+2.

Bài viết trên đây của Finhay đã điểm qua các thông tin cơ bản về T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì? Ngày T trong chứng khoán? Lướt T0 là gì trong chứng khoán? Chúc bạn đọc có chiến lược đầu tư hiệu quả, đặc biệt tận dụng tối đa phương pháp lướt T0 nhưng vẫn đảm bảo mức độ an toàn nhất định cho tài sản của mình.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay