Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Tài sản ròng là gì? Cách tính và ý nghĩa trong chứng khoán

Tài sản ròng là thuật ngữ tài chính được nhắc đến khá nhiều, liên quan đến các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Với nhà đầu tư chứng khoán, tài sản ròng giúp đánh giá cơ hội tiềm năng của mã cổ phiếu đó. Vậy tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính tài sản ròng trong chứng khoán như thế nào? Bài viết dưới đây của Finhay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tài sản ròng và cách xác định loại tài sản này một cách hiệu quả.

Tài sản ròng và giá trị tài sản ròng là gì?

Thuật ngữ tài sản ròng và giá trị tài sản ròng được nhắc đến khá nhiều trong báo cáo tài chính, đầu tư chứng khoán. Hiểu rõ về tài sản ròng là gì sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp hiệu quả.

Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là tài sản của một chủ thể (cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước, quốc gia…). Trong đó, tài sản ròng bao gồm tất cả những tài sản hiện có của chủ thể trừ đi các khoản nợ của chủ thể đó. Tài sản ròng có thể là: Tiền mặt, bất động sản, nhà xưởng, máy móc, công nghệ, các khoản đầu tư… Các khoản nợ của chủ thể có thể là: Nợ vay ngân hàng, nợ trả góp, nợ mua xe/nhà đất…

tai-san-rong

Tài sản ròng là yếu tố quan trọng thể hiện chính xác nhất về tình hình tài chính của chủ thể. Với một doanh nghiệp, doanh thu có thể lớn, nhưng sẽ không phản ánh chính xác được tình hình tài chính. Tài sản ròng mới là yếu tố cốt lõi, giúp đánh giá chính xác thực trạng kinh tế, tiến độ kinh doanh của công ty.

Tài sản ròng trong chứng khoán là gì?

Thuật ngữ tài sản ròng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực tài chính. Nhiều nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ tài sản ròng trong chứng khoán là gì, ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư không chính xác.

Thực tế có thể hiểu, tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của tất cả các loại tài sản (tài chính hoặc phi tài chính) của một tổ chức, trừ đi tất cả những khoản nợ chưa được thanh toán. 

Tài sản ròng trong chứng khoán thể hiện tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Thông tin tài sản ròng giúp nhà đầu tư hình dung được giá trị thực tế của mã cổ phiếu/công ty trên thị trường.

Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là kết quả khi lấy tất cả các giá trị tài sản chủ thể đang nắm giữ, trừ đi tất cả các khoản nợ chưa được thanh toán. Net Worth là toàn bộ những gì còn lại của chủ thể sau khi đã trừ đi các khoản nợ.

Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp 

Phân loại tài sản ròng doanh nghiệp sẽ giúp việc tính toán chính xác và quản lý hiệu quả hơn. Dưới đây là các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp bạn cần nắm rõ:

phan-loai-tai-san-rong

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là loại tài sản có thời gian sử dụng thấp, thường dưới 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh. Giá trị tài sản ngắn hạn thường khá thấp, thường xuyên thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng.

Tài sản ngắn hạn bao gồm các loại cụ thể như: Tiền và tài sản tương đương tiền, khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn đang bị các đơn vị và tổ chức khác chiếm dụng, các khoản ký quỹ…

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là có thời gian sử dụng dài trên 12 tháng, được dùng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị tài sản dài hạn thường khá lớn, ít thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng, vận hành. Tài sản dài hạn cụ thể có thể được xác định dưới các hình thái:

  • Tài sản cố định: Loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài hơn 12 tháng. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu trình kinh doanh và bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng. Luật kinh tế có quy định rõ ràng về điều kiện đánh giá tài sản cố định. Hiện nay, có 2 loại tài sản cố định chính: Tài sản cố định hữu hình (nhà cửa, thiết bị, máy móc, nhà xưởng…) và tài sản cố định vô hình (bản quyền, quyền sử dụng đất, giấy phép khai thác…).
  • Đầu tư tài chính dài hạn: Khoản đầu tư bên ngoài với mục đích kiếm lời trong dài hạn (đầu tư liên kết, liên doanh, cho vay dài hạn…).
  • Bất động sản đầu tư: Khoản đầu tư nhà đất với mục đích kiếm lời của doanh nghiệp.
  • Các khoản phải thu dài hạn: Tài sản đang bị đơn vị khác chiếm dụng, nắm giữ với thời gian trên 1 năm.
  • Tài sản dài hạn khác có thể kể đến các khoản ký cược dài hạn, chi phí trả trước dài hạn…

y-nghia-tai-san-rong

Cách tính tài sản ròng trong đầu tư chứng khoán

Dựa trên giá trị tài sản ròng, nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng và rủi ro của mã cổ phiếu. Nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán cần phải biết cách tính tài sản ròng để định giá mã cổ phiếu có tiềm năng hay không.

Hiện nay, tài sản ròng trong chứng khoán có thể được xác định theo 2 cách:

Tính tài sản ròng dựa trên giá trị thị trường

Lúc này, giá trị tài sản ròng sẽ được xác định bằng tổng giá trị tất cả các loại tài sản (Cổ phiếu, đất đai, bất động sản, tài sản cố định, hàng hóa…) trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng được xác định tại thời điểm định giá chứng khoán. Với cách tính dựa trên giá trị thị trường, cần xác định cho từng loại tài sản riêng biệt.   Công thức tính giá trị tài sản ròng dựa trên giá trị thị trường:

tính tài sản ròng

Trong đó:

  • NAV là tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp xác định theo giá trị thị trường. 
  • i là loại tài sản doanh nghiệp hiện có
  • n là tổng số tài sản doanh nghiệp
  • Pi là giá trị thị trường của tài sản doanh doanh nghiệp.

Tính tài sản ròng dựa trên sổ sách

Nhà đầu tư cũng có thể tính giá trị tài sản ròng dựa trên số liệu sổ sách tài chính mà doanh nghiệp cung cấp. Với công thức tính giá trị tài sản ròng như sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản hiện có – Tổng nợ chưa trả

Nhà đầu tư cần tính được tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp, dựa trên báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán. Trong đó:

  • Tổng tài sản doanh nghiệp có thể bao gồm: Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tiền đầu tư, các khoản thu ngắn hạn và dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư…
  • Các khoản nợ phải trả của công ty có thể bao gồm: Nợ ngắn hạn (Thuế, tiền lương người lao động, nợ ngắn hạn khác…) và nợ dài hạn (nợ đối tác dài hạn, vay nợ ngân hàng dài hạn, giá trị cổ phiếu ưu đãi…).

cach-tinh-tai-san-rong

Ý nghĩa của tài sản ròng

Tài sản ròng là thuật ngữ tài chính quan trọng với các cá nhân, tổ chức, chủ thể… Vậy Ý nghĩa của tài sản ròng là gì?

  • Giá trị tài sản ròng là thước đo khả năng tài chính của một chủ thể, doanh nghiệp hay một đất nước. Xác định tài sản ròng giúp chủ thể nắm được tình hình kinh tế, tài chính từ đó có chiến lược và kế hoạch phù hợp.
  • Xác định giá trị tài sản ròng âm, cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả. Việc quản lý công nợ chưa tốt, dẫn đến lỗ lũy kế vượt quá số vốn chủ sở hữu hiện có. Lúc này, doanh nghiệp cần có sự thay đổi trong cơ cấu quản lý để cải thiện tình hình tài chính và kinh doanh.
  • Đối với các đối tượng (nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác…) dựa trên giá trị tài sản ròng để đánh giá tiềm lực của một doanh nghiệp, mã chứng khoán. Giá trị tài sản ròng tốt, dương liên tục cho thấy hoạt động kinh doanh tốt, đáng đầu tư.
  • Dựa vào báo cáo tài chính, các chỉ số doanh nghiệp và tài sản ròng hiện có, để doanh nghiệp có kế hoạch với nghĩa vụ nợ phù hợp.

Thuật ngữ tài sản ròng không chỉ quan trọng với các doanh nghiệp mà còn cần thiết với người chơi tham gia thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư cần hiểu về đặc điểm và bản chất của tài sản ròng là gì? Từ đó tính toán được giá trị tài sản ròng và định giá doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Hy vọng chia sẻ trên đây của Finhay sẽ giúp bạn hiểu rõ về tài sản ròng, ý nghĩa và cách xác định giá trị quan trọng này.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay