Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

5 Cách tốt nhất cải thiện sức khỏe tài chính của bạn ngay bây giờ

Sức khỏe tài chính là khả năng chi trả, sử dụng tiền bạc đối với các nhu cầu trong cuộc sống. Nếu bạn đang cảm thấy tiền bạc không đáp ứng đủ nhu cầu chi trả, nợ nần bắt đầu kéo đến, hay việc sử dụng tiền bạc chưa đúng cách khiến bạn không có nổi khoản tiền tiết kiệm phòng thân. Đó là mức báo động sức khỏe tài chính của bạn đang yếu và cần được cải thiện. Dưới đây sẽ là 5 cách cải thiện sức khỏe tài chính tốt nhất dành cho bạn, cùng Finhay tìm hiểu nhé!

Sức khỏe tài chính

1. Tính toán lại chi tiêu và loại bỏ những nhu cầu không cần thiết

Cách để cải thiện sức khỏe tài chính đầu tiên bạn cần làm là tính toán lại chi tiêu và loại bỏ những nhu cầu không cần thiết. Theo đó, hãy tính toán lại tất cả các khoản chi tiêu đang tồn tại trong vòng 1 tháng. Trong đó, tìm ra những khoản chi lãng phí hoặc không cần thiết và loại bỏ chúng. Ví dụ: các khoản ăn uống bên ngoài nhiều, cafe thường xuyên, thói quen mua sắm đồ xong không dùng đến, thẻ tập gym mỗi tháng nhưng tập được vài lần,… đều là những khoản không thực sự cần thiết. Nếu bạn cảm thấy khó cắt giảm trong thời gian ngắn thì hãy tìm cách cắt giảm từ từ.

2. Nói không với nợ nần

Đừng nợ nần khi không có khả năng chi trả hoặc không chắc chắn với khoản thu nhập của mình. Nếu đã vướng vào nợ nần, bạn phải thoát khỏi nó càng sớm càng tốt. Các khoản lãi định kỳ hàng tháng, cả thêm tiền gốc không phải là con số nhỏ. Hãy thu xếp trả dứt điểm các khoản nợ trước khi lên kế hoạch tiết kiệm. 

Nói không với nợ nần

Xem thêm bài viết: Đầu tư vào đâu với số vốn vừa và nhỏ

3. Lập khoản tiết kiệm hàng tháng

Đặt mục tiêu tài chính và lập khoản tiết kiệm hàng tháng. Thu nhập của bạn dù nhiều hay ít cũng cần để ra một khoản cho tương lai phòng những lúc ốm đau, bệnh tật, những chuyện bất ngờ xảy đến. Mục đích của việc cắt giảm chi tiêu không cần thiết không phải để thắt lưng buộc bụng, mà là để dành cho những dự định trong tương lai và sớm đạt được tự do tài chính.

Mỗi khi nhận được thu nhập, hãy cố gắng giữ lại khoảng 10% trước khi chi tiêu và nâng dần thêm 1% vào những tháng tiếp sau. Nếu tiêu xài hết, chỉ hưởng thụ cho hôm nay thì sau đó rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu tiền tiêu, hoặc dự định đầu tư nào đó.

4. Sử dụng các loại thẻ hợp lý

Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia, việc quẹt thẻ đem tới cho chúng ta cảm giác thích thú tức thời, kích thích việc tiêu tiền nhiều hơn việc chi trả bằng tiền mặt. Bạn sẽ thích sử dụng thẻ hơn, vừa tiện lợi vừa dễ sử dụng, thậm chí không cần mang ví mà chỉ cần thẻ để chi trả. Bạn càng thích thú bao nhiêu càng sẵn sàng chi trả nhiều hơn, điều này dẫn tới việc khó kiểm soát các khoản chi tiêu. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến bạn luôn hết tiền dù chưa đến cuối tháng. 

Nếu không thể kiểm soát việc này. Sức khỏe tài chính của bạn sẽ mãi chẳng thể cải thiện. Khi mua sắm, bạn hãy cố gắng đem theo một khoản tiền mặt vừa đủ chi tiêu và để tất cả các loại thẻ ATM, thẻ tín dụng ở nhà. Chỉ nên mang theo khi mua sắm những sản phẩm có giá trị lớn hơn, được chiết khấu, ưu đãi, hoặc hoàn tiền thanh toán từ thẻ. 

Sử dụng các loại thẻ hợp lý

5, Đối xử công bằng với tiền lẻ 

Chúng ta thường có xu hướng bỏ qua những đồng tiền nhỏ lẻ. Thậm chí hay để lung tung khắp nơi như: túi quần, túi áo, bao, 1 góc mà sau đó không để ý tới,… Đặc biệt, nhiều người còn chẳng bao giờ kiểm soát và biết trong tay mình có bao nhiêu đồng tiền lẻ.

Tiết kiệm đồng tiền lẻ 5.000 >> 10.000 đồng mỗi ngày, sau 1 năm bạn có 1.825.000 – 3.650.000 đồng từ chính những đồng tiền bạn lãng quên.

Tiết kiệm là một cách quản lý tài chính hiệu quả giúp chúng ta giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính. Trong tiết kiệm, đừng phân loại số tiền mệnh giá lớn nhỏ.

Bài học lớn nhất ở đây là: “Hãy công bằng với số tiền bạn có”. Tiền lớn, tiền nhỏ đều cần trân trọng như nhau. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng thường xuyên bỏ qua những đồng tiền nhỏ lẻ, hãy thay đổi ngay từ bây giờ.

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay
Scroll to top