Bản tin thị trường ngày 11/5: VN-Index tiếp tục đà tăng, thanh khoản thị trường tụt giảm
Trong phiên giao dịch ngày 11/5, VN-Index tiếp tục giữ được đà tăng. Tuy nhiên, việc VN-Index tăng trở lại không thể giúp tâm lý nhà đầu tư yên tâm và hào hứng hơn. Trên HOSE, thanh khoản tụt về mức thấp nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Thanh khoản sụt giảm mạnh
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 7,97 điểm, đạt 1.301,53 điểm. Toàn thị trường có 294 mã cổ phiếu tăng điểm, trong đó có 19 mã tăng trần. Đây là mức điểm cao nhất của VN-Index trong toàn phiên giao dịch.
Dòng tiền hoàn toàn “mất hút” trong phiên giao dịch buổi sáng khiến nhiều mã cổ phiếu giảm mạnh dưới mức tham chiếu. Tuy nhiên, vào đầu phiên chiều, nhờ sự hồi phục của các mã cổ phiếu ngân hàng và bất động sản, thị trường đã dần hồi phục trở lại.
Ở nhóm bất động sản, nhiều mã cổ phiếu tăng trần như DIG, HDC, CEO. Nhiều mã cổ phiếu bất động sản khác như DXG, HQC, SCR… cũng có phiên giao dịch tích cực.
Ở nhóm ngân hàng, sắc xanh chiếm đa số, CTG tăng 6%, ACB tăng 2,6%… Nhóm cổ phiếu xây dựng, dầu khí, cảng biển cũng có phiên giao dịch tích cực. Các mã cổ phiếu đầu cơ như FLC hay Louis cũng tăng mạnh so với mức tham chiếu.
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu chứng khoán – ngành được cho là nhiệt kế của thị trường lại có phiên giao dịch không mấy tích cực. SSI, VND, VIC đều mất điểm với mức giảm lần lượt là 0,7%, 1% và 1,4%.
Nhóm cổ phiếu thuỷ sản, thực phẩm cũng có một phiên giao dịch tiêu cực. Trong đó, MSN, VNM và SAB đều mất điểm. Đặc biệt, MSN là mã mất điểm mạnh nhất, giảm 3,6%. Đây cũng là một trong những mã cổ phiếu kéo giảm điểm thị trường trong phiên giao dịch vừa qua.
Trong nhóm VN30 có 22 mã tăng điểm và 6 mã giảm điểm. Cùng với MSN, PLX và VJC cũng là 2 mã mất điểm mạnh, ảnh hưởng tới thị trường.
Dù VN-Index tiếp tục tăng nhưng tính thanh khoản của thị trường lại giảm mạnh. Trên HOSE, giá trị giao dịch chỉ đạt gần 11.500 tỷ đồng. Đây là mức giao dịch thấp nhất trên HOSE kể từ năm 2020 cho đến nay. Điều này cho thấy các nhà đầu tư không còn quá hào hứng. Đây là tâm lý dễ hiểu của các nhà đầu tư khi chỉ từ đầu tháng 4/2022 đến nay, thị trường chứng khoán đã mất gần 13%.
Sau nhiều phiên mua ròng, trong phiên giao dịch ngày 11/5, khối ngoại đã giảm việc mua ròng nhưng cũng không bán ròng. Trong đó DPM và CTG là 2 mã mua ròng nhiều nhất. Tuy nhiên giá trị mua ròng chỉ đạt lần lượt 49,49 và 49,33 tỷ đồng.
Điểm tin thị trường
- MIG dự kiến phát hành hơn 21 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021. Sau khi việc phát hành thành công, vốn điều lệ của MIC sẽ tăng từ 1.430 tỷ đồng lên 1644,5 tỷ đồng.
- Vingroup đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông vào ngày 11/5. Trong năm 2022, Vingroup (VIC) đặt mục tiêu doanh thu là 140.000 tỷ đồng, tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
- CTCP Long Hậu (LHG) thông báo lợi nhuận tăng mạnh trong quý I/2022 dù doanh thu chỉ tăng nhẹ. Cụ thể, LHG có lợi nhuận sau thuế đạt 48,66 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm 2021, doanh thu tăng 3,7% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được Long Hậu đưa ra là do việc tăng doanh thu tài chính, giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
- CTCP Xây dựng Alvico (ALV) dự kiến chào bán 15 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000đ/cp. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của ALV sẽ tăng 3,7 lần, đạt 207 tỷ đồng.
- CTCP May Sông Hồng (MSH) dự kiến phát hành hơn 25 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tỷ lệ chi trả là 2:1. Thời gian chi trả dự kiến là trong năm 2022.
- HDBank (HDB) thông báo trong quý I/2022, ngân hàng này có lợi nhuận trước thuế đạt 2.528 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2021. Với mức lợi nhuận này, HDB đã đạt 26% mục tiêu lợi nhuận của cả năm. Dư nợ trái phiếu của HDBank đạt 10.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4% dư nợ của ngân hàng này.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu