Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Cổ phiếu ACB: Phân tích lịch sử, định giá và tiềm năng tăng trưởng

Cổ phiếu ngân hàng nói chung hay cổ phiếu ACB nói riêng là đề tài được nhiều nhà đầu tư nhắc đến, trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trên đà tăng trưởng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc góc nhìn tổng thể về cổ phiếu ngân hàng ACB.

Thông tin cơ bản ngân hàng ACB

ACB là một trong những ngân hàng có nhiều kết quả hoạt động đáng ấn tượng trong những năm qua. Đặc biệt, cổ phiếu ngân hàng ACB cũng được nhiều nhà đầu tư tin tưởng cho các chiến lược dài hạn. Sau đây là một số thông tin cơ bản ngân hàng ACB.

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập năm 1993 và chính thức đi vào hoạt động ngày 04/6/1993. Trong những năm qua, cổ phiếu ACB thể hiện được nhiều tiềm năng nhờ hiệu quả hoạt động tốt của ngân hàng.

tong-quan-ve-ngan-hang-acb

ACB luôn là một trong những ngân hàng đứng đầu về hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhờ vào khả năng sinh lời tốt cũng như chất lượng nguồn tín dụng lành mạnh. Ngoài ra, ACB cũng đã đạt được rất nhiều thành công nhờ việc áp dụng chiến lược ngân hàng bán lẻ kết hợp với hệ thống công nghệ hiện đại và đội ngũ quản lý tài năng.

Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của ngân hàng ACB

Ngân hàng ACB hoạt động với các trọng tâm chính như sau:

  • Huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn. Đồng thời, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và vốn phát triển từ các tổ chức trong nước cũng như vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
  • Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cùng với hoạt động chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. Tiến hành góp vốn và liên doanh theo luật định.
  • Tiến hành các dịch vụ thanh toán giữa khách hàng.
  • Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và các hoạt động thanh toán quốc tế. Huy động các loại nguồn vốn từ khu vực nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng liên quan khác trong quan hệ với nước ngoài.

linh-vuc-kinh-doanh-ngan-hang-acb

Kết quả kinh doanh của ngân hàng ACB trong quý 3/2021

ACB đã tiến hành công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021 với nhiều tín hiệu tích cực. Mức lợi nhuận trước thuế quý 3/2021 đạt mức 2.615,6 tỷ VND (tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái) trong bối cảnh COVID-19 tái diễn tồi tệ nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. 

Kết quả kinh doanh này có phần thấp hơn so với ước tính là 2.719 tỷ (tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái). Lũy kế lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2021 của ACB tăng trưởng mạnh 39,9%, YOY lên mức 8.968 tỷ, đạt 85,0% kế hoạch của Ngân hàng.

Phân tích cổ phiếu ACB

Cổ phiếu ngân hàng ACB hiện nay niêm yết trên sàn HOSE sau một thời gian dài niêm yết trên sàn HNX. Điều này cũng sẽ một phần ảnh hưởng đến việc phân tích, đánh giá cổ phiếu ACB. Một số thông tin cổ phiếu ACB như sau:

Lịch sử cổ phiếu ACB

Ngân hàng ACB được thành lập vào năm 1993, sau hơn 10 năm cổ phiếu ACB lần đầu tiên được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào 10/2006. Tuy nhiên, cũng hơn 1 thập kỷ sau đó, ngân hàng ACB đã hủy niêm yết trên sàn HNX và tiến hành niêm yết cổ phiếu ACB trên sàn HOSE.

lich-su-co-phieu

Việc chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE đã được tiến hành từ tháng 6/2020 với lộ trình bao gồm 2 bước là chia cổ tức và thực hiện chuyển sàn trong tháng 11 hoặc 12 năm 2020. Tháng 09/2020, cổ phiếu ACB được thông báo chính thức niêm yết trên sàn HOSE với mức giá tham chiếu là 26.400/ cổ phiếu.

Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong năm 2022

  • Khuyến nghị: KHẢ QUAN
  • Giá mục tiêu 1 năm: 42.100 Đồng/cp
  • Tăng: +22,7%
  • Giá cổ phiếu ngày 17/02/2022: 34.300 Đồng/cp

giá cổ phiếu acb ngày 17-2-2022

Kết quả kinh doanh Q4/2021 cho thấy sự phục hồi, trong đó tăng trưởng tín dụng và thu nhập phí phục hồi lần lượt là 7,6% (+16,2% so với đầu năm) và +17,5% so với quý trước (+84,1% so với cùng kỳ).

Do đó, chúng tôi lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu ACB, tuy nhiên, giá mục tiêu 1 năm được chiều chỉnh nhẹ lên 42.100 đồng (từ 41.750 đồng).
Mặc dù tổng dư nợ kéo theo của các khoản vay tái cơ cấu tăng 27% so với quý trước lên 17 nghìn tỷ đồng (~ 4,7% tổng dư nợ), ACB đã trích lập hoàn toàn cho các khoản này trong năm 2021 – giúp dư địa tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2022 khả quan hơn.

Trong năm 2022, chúng tôi ước tính ACB sẽ đạt 14,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+24% so với cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 16% và 7%, NIM nới rộng 14 bps và chi phí tín dụng ở mức thấp hơn là 0,75%.

Về dài hạn, chúng tôi kỳ vọng việc ACB tích cực đẩy mạnh số hóa, mở rộng thêm phân khúc khách hàng chiến lược mới và mở rộng ra các thành phố ở miền Bắc cũng sẽ mang lại kết quả.

Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cao hơn dự kiến; kinh tế phục hồi chậm hơn kỳ vọng; và dự phòng trái phiếu chính phủ trong trường hợp lãi suất trái phiếu chính phủ tăng.

Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị: Lãi dự thu theo dõi ngoại bảng có thể được ghi nhận trong Báo cáo KQKD nếu nợ tái cơ cấu hồi phục tốt, điều này có thể khiến NIM cao hơn 15 bps so với ước tính hiện tại.

Trích báo cáo của SSI Research ngày 17/2/2022

Hoạt động chia cổ tức của ACB

Khi tham gia thị trường chứng khoán, chắc hẳn rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến việc ACB chia cổ tức 2021. Trên thực tế, vào tháng 6/2021 ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – ACB đã công bố kế hoạch chi trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%. Điều này tương đương với việc nếu cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu thì sẽ được nhận 25 cổ phiếu mới. Ngày 11/6 là ngày đăng ký cuối cùng để được nhận cổ tức.

Sau khi ACB chia cổ tức 2021, vốn điều lệ của ngân hàng ACB dự kiến sẽ tăng thêm hơn 5.400 tỷ đồng, đạt mức 27.019 tỷ đồng. Trước đó, ACB cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho việc tăng vốn bằng hình thức phát hành 540 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức, tương đương mức tỷ lệ 25%. 

Sau khi phát hành cổ phiếu, tổng vốn điều lệ của ACB sẽ tăng lên mức hơn 27.000 tỷ đồng. Điều này giúp đảm bảo các tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, đồng thời tăng nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu, thêm nguồn vốn để cải tạo, đầu tư các dự án chiến lược trong những năm tới.

Định giá cổ phiếu ACB

ACB là ngân hàng có khả năng quản trị rủi ro tốt, nhờ vậy ngân hàng có thể duy trì cơ cấu tài sản cũng như mức sinh lời tốt ngay cả khi không có được những lợi thế cạnh tranh đặc biệt. Để có thể đánh giá cổ phiếu ACB cũng như tiến hành định giá cổ phiếu ACB, trước hết cần nhìn nhận về dự kiến kết quả kinh doanh 2021.

dinh-gia-co-phieu

Dựa vào các kết quả kinh doanh trong quá khứ cũng như 3 quý đầu năm, chúng ta có thể đưa ra một số giả định về hiệu quả năm 2021 như sau:

  • Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đạt mức 16,1%.
  • Chi phí vốn của ngân hàng có tốc độ giảm mạnh hơn so với lợi suất sinh lời của tài sản sinh lãi.
  • Tỷ lệ nợ xấu vào thời điểm cuối năm 2021 là 0,7%. 
  • Tỷ lệ mức dự phòng rủi ro bao nợ xấu đạt mức 155%.
  • Tỷ lệ CIR giảm tới mức 41% nhờ đạt hiệu quả cải thiện theo quy mô.

Với các giả định trên, ước tính ngân hàng ACB có thể đạt mức 11.9761 tỷ lợi nhuận trước thuế trong năm 2021 (tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước). Với mức lợi nhuận này, EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) tương đương là 4.353 đồng/cổ phiếu, BVPS (giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu) đạt 20.665 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, với ngành ngân hàng, chúng ta có thể sử dụng số nhân P/B (tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách) trung vị của ngành là 1,76x. Do đó, mức định giá của cổ phiếu ACB là 36.377 đồng/cổ phiếu. Chiết khấu giá trị thặng dư với lợi suất yêu cầu vốn chủ sở hữu 13,4% và P/B tại thời điểm Terminal Value (giá trị cuối cùng) 1,5 lần thì mức định giá của ACB là 37,105 đồng/cổ phiếu.

Sử dụng kết hợp 2 phương pháp định giá P/B và thu nhập thặng dư RI thì Giá hợp lý cho định giá cổ phiếu ACB là 36.741 đồng/cổ phiếu.  

Đánh giá tiềm năng cổ phiếu ACB và các lưu ý cho nhà đầu tư

Có nên mua cổ phiếu ACB không là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư nhắc đến. Dưới đây là một số thông tin đánh giá về tiềm năng của cổ phiếu ngân hàng ACB giúp bạn đọc có thêm nhiều góc nhìn.

Tín dụng ngân hàng ACB đang cho dấu hiệu phục hồi sau khi giảm tốc trong Quý 3/2021

Tăng trưởng tín dụng của ACB giảm tốc xuống 331 nghìn tỷ (-1,5% so với cùng kỳ năm trước; +8,0% YTD). Mức tín dụng này cao hơn so với trung bình 7,2% của toàn ngành ngân hàng. Theo Ban lãnh đạo ACB, cho vay khách hàng đang có nhiều dấu hiệu thể hiện tăng trở lại sau thời gian giảm tốc trong 3 tháng vừa qua. 

Ban lãnh đạo ACB đặt mục tiêu sẽ tối ưu hạn mức tín dụng trong năm 2021. Mức hiện tại là 13,5%, điều này cho thấy ACB còn nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong Quý 4/2021. 

Để thực hiện được mục tiêu trên, ngân hàng ACB đang đưa ra một số chương trình với lãi suất hấp dẫn, trong đó ngân hàng dự định sẽ hi sinh khoảng 500 tỷ thu nhập từ lãi, việc này không chỉ hỗ trợ khách hàng hiện tại mà còn giúp phát triển hơn nữa cơ sở khách hàng, hỗ trợ ACB tăng trưởng nhanh hơn ở tương lai.

tin-dung-ngan-hang

CASA được cải thiện cùng với mục tiêu tối ưu hóa LDR hơn nữa trong Quý 4 

Tiền gửi Quý 3/2021 của ACB tăng trưởng tích cực lên 366 nghìn tỷ (+2,0% so với cùng kỳ năm trước; +3,6% YTD). Trong khi ACB đang đặt mục tiêu mức CASA (tiền gửi không kỳ hạn) vào cuối năm 2021 sẽ tiếp tục tăng lên 24,0%. 

Đồng thời, ban lãnh đạo ACB đang đặt mục tiêu tăng trưởng tiền gửi năm 2021 ở mức 5-6%. Ngoài ra, ngân hàng ACB cũng tích cực gia tăng phát hành các loại giấy tờ có giá trong Quý 3/2021 lên mức 32,5 nghìn tỷ (+18,3% so với cùng kỳ năm ngoái; +47,3% YOY).

NIM giảm so với quý trước nhưng lại tăng so với năm trước, phù hợp với xu hướng chung của ngành 

NIM (biên lãi ròng) quý 3 duy trì ở mức cao là 3,91% (-56 bps so với quý trước; +28 bps so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu là do chi phí vốn giảm nhanh hơn, phần nào bù đắp nhiều hơn cho sự sụt giảm của lợi suất tài sản sinh lãi. Đáng chú ý, ACB đã miễn và giảm khoảng 204 tỷ thu nhập lãi để hỗ trợ khách hàng trong kỳ. 

CIR xu hướng giảm có thể tiếp tục nhờ tối ưu hóa các chi nhánh hiệu quả và kế hoạch không tuyển nhân viên mới năm 2022 

CIR (tỷ lệ chi phí trên thu nhập) trong Quý 3/2021 tăng lên mức 39,6% so với mức 38,6% Quý 3/2020 và mức 25,6% Quý 2/2021. Trong thời gian tới  ACB sẽ duy trì xu hướng giảm, nhờ những nỗ lực nhằm tối ưu hóa các chi nhánh hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, ACB cũng có kế hoạch không tuyển thêm nhân viên mới trong năm 2022. Cho năm 2022, Ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ quản lý tỷ lệ CIR dưới 40,0%.

ty-le-no-xau

Nợ rủi ro tăng; Tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì ở mức cao 

Cuối Quý 3/2021, tỷ lệ nợ xấu của ACB đã tăng nhẹ lên 0,84 % (+15 bps so với quý 2/2021; +1 bps so với cùng kỳ năm trước). Nợ Nhóm 2 tăng lên 2,4 nghìn tỷ, tương đương 0,72 % dư nợ, khả năng duy trì thuộc nhóm thấp nhất ngành. ACB đã quyết liệt trích lập dự phòng, theo đó chi phí dự phòng tăng 5,1 lần so với cùng kỳ năm trước lên mức 820,1 tỷ. 

Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cuối Quý 3/2021 của ACB duy trì ở mức cao 197,7% so với 207,7% trong Quý 2/2021 và 160,3 % vào cuối năm 2020. Tổng nợ được cơ cấu lại của ACB tăng lên 13,4 nghìn tỷ, cao hơn mức 8,2 nghìn tỷ trong Quý 2. Trong đó, ngân hàng ACB chia sẻ đã trích lập đầy đủ 2.069 tỷ cho các khoản vay cơ cấu lại này, đồng thời khẳng định lại mục tiêu sẽ trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ cơ cấu lại trong năm 2021. 

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý rằng tổng nợ tái cơ cấu mà ACB báo cáo là mức dư nợ kéo theo. Ví dụ, tổng dư nợ cho vay các khách hàng có khoản vay được tái cơ cấu cuối Quý 2 giảm 9,2% YTD xuống 8.195 tỷ. Tuy nhiên, theo chia sẻ tại ĐHCĐ, Ban lãnh đạo cho biết chỉ khoảng 1 nghìn tỷ (0,3% dư nợ) được tái cơ cấu.

Tỷ lệ vốn và thanh khoản của ngân hàng ở mức khả quan 

Tính đến cuối Quý 3/2021, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của ACB là 22,7%. Tỷ lệ an toàn vốn CAR (Basel II) tiếp tục được cải thiện lên mức trên 11%. 

Trên đây là tổng quan thông tin về cổ phiếu ACB. Chắc hẳn các nhà đầu tư đã có thể trả lời cho câu hỏi có nên mua cổ phiếu ACB không? Ngoài ra, thị trường chứng khoán luôn biến động liên tục, vì vậy hãy thường xuyên theo dõi thông tin để đưa ra các chiến lược đầu tư đúng đắn, mang lại hiệu quả sinh lời cao.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay