Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Cổ phiếu TISCO: Nhận định và đánh giá – Nên bán hay mua năm 2022?

Với việc ông Lê Thành Thực, Ủy viên HĐQT CTCP Gang thép Thái Nguyên bán hết cổ phiếu TISCO cuối năm ngoái và quyết định tiếp tục không trả cổ tức mới đây, nhiều nhà đầu tư không biết nên mua hay bán cổ phiếu TISCO vào lúc này. Hãy cùng Finhay phân tích, đánh giá cổ phiếu TISCO của Gang thép Thái Nguyên dưới đây.

Thông tin chung về CTCP Gang thép Thái Nguyên

CTCP Gang thép Thái Nguyên được thành lập từ 1959, được coi là cái nôi của ngành gang thép Việt Nam. Đây cũng là công ty đầu tiên có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín trong sản xuất gang thép.

Cổ phiếu TISCO (mã CK: TIS) thuộc CTCP Gang thép Thái Nguyên, phát hành lần đầu vào tháng 24/03/2011. Kể từ khi phát hành, giá cổ phiếu này luôn ở mức thấp và lên xuống thất thường gây khó khăn cho các nhà đầu tư.

  • Sàn niêm yết: sàn UPCOM
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 184,000,000
  • Giá trị cổ phiếu đang lưu hành: 1,913,5 tỷ đồng
  • Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 95.300
  • Giá cổ phiếu: 10.000đ/cổ phiếu.

Cong-ty-Co-phan-Gang-thep-Thai-Nguyen

Mẻ gang đầu tiên ra lò ngày 29/11/1963 đánh dấu bước đầu tiên trong phát triển ngành thép ở nước ta. Một số mốc thời gian quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của CTCP Gang thép Thái Nguyên như sau:

  • 4/6/1959: Thành lập Công trường khu Gang thép Thái Nguyên.
  • 31/12/1961: Thành lập Xưởng luyện gang (nay là Nhà máy luyện gang).
  • 6/9/1963: Thành lập Xưởng Luyện Cốc (nay là Nhà máy Cốc Hóa).
  • 25/11/1963: Xưởng Động Lực (nay là Xí nghiệp Năng Lượng) được thành lập.
  • 29/11/1963: Mẻ gang đầu được sản xuất tại nhà máy ra lò.
  • 16/12/1963: Phân xưởng tuyển quặng và Mỏ sắt Trại Cau được thành lập.
  • 20/12/1963: khánh thành lò cao số 1. Đây là công trình đặt nền móng cho nền công nghiệp luyện kim của nước ta. 
  • 21/11/1964: Phân xưởng Luyện thép (nay là Nhà máy Luyện thép Lưu Xá) được thành lập.
  • 20/7/1965: Xưởng vật liệu chịu lửa (nay là Nhà máy vật liệu chịu lửa) được thành lập.
  • 20/5/1975: Thành lập Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng.
  • 4/1989: Lần đầu tiên có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á.
  • 6/1993: Xí nghiệp đổi tên thành Công ty Gang thép Thái Nguyên.
  • 1/7/2009: Công ty Gang thép Thái Nguyên chuyển đổi thành CTCP Gang thép Thái Nguyên.
  • 24/3/2011: CTCP Gang thép Thái Nguyên lần đầu tiên niêm yết chứng khoán với mã cổ phiếu TIS trên sàn UPCOM với giá 11.000đ/cổ phiếu.

Tính đến 31/12/2021, cổ đông lớn nhất của CTCP Gang thép Thái Nguyên là Tổng Công ty Thép Việt Nam với 119.600.000 cổ phiếu, chiếm 65% cổ phần. Cổ đông lớn thứ 2 là CTCP Thương mại Thái Hưng với 36.800.000 cổ phiếu, chiếm 20% cổ phần.

Nhận định cổ phiếu TISCO

Cổ phiếu TISCO vẫn luôn biến động lên xuống thất thường kể từ khi phát hành. Tới năm 2021, cổ phiếu mới có dấu hiệu tăng nhưng sau đó lại giảm xuống. Hiện tại giá cổ phiếu TISCO vẫn đang có dấu hiệu giảm.

Lịch sử giá cổ phiếu TISCO

Giá mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu TISCO ngày 24/3/2011 là 11.000đ, sau đó có xu hướng giảm dần. Từ đó đến đến tháng 9/2021, giá cổ phiếu không vượt quá 15.000đ/cổ phiếu. 

Mức giá thấp nhất là 2.500đ/cổ phiếu vào ngày 10/10/2013. Đến tháng 10/2021, giá cổ phiếu bắt đầu tăng, đạt đỉnh 17.000đ/cổ phiếu ngày 18/10/2021. Tuy nhiên, từ tháng 10/2021 đến nay lại có xu hướng giảm dần. Hiện nay, giá cổ phiếu TIS đang vào khoảng 10.000đ/cổ phiếu. 

Tình hình hoạt động CTCP Gang thép Thái Nguyên 2021

Tình hình kinh doanh 2021, Thép Thái Nguyên ghi nhận doanh thu 12,883 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ; LNST đạt mức 122,7 tỷ đồng, tăng 277%. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12,965 tỷ đồng, tăng 41%.

Tinh-hinh-hoat-dong-CTCP-Gang-thep-Thai-Nguyen-2021

BCTC quý IV/2021 cho thấy, ngày 31/12/2021 giá trị tài sản ngắn hạn của công ty là 2.727 tỷ đồng, tăng so với 2020 nhưng nợ phải trả lại lên tới 8.279 tỷ đồng, tăng 11% so với 2020, nhiều gấp 4 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ phải trả ngắn hạn là 6.021 tỷ đồng, chiếm 73% tổng giá trị nợ của công ty. Điều này ẩn chứa rủi ro về khả năng thanh khoản khá lớn.

Vấn đề nợ ngắn hạn nhiều áp đảo tài sản ngắn hạn không phải là vấn đề mới của Gang thép Thái Nguyên, nó đã tồn tại từ giai đoạn 1 của Dự án Gang thép công ty đang thực hiện. Nửa năm trước, khi dự án đang ở giai đoạn 2, số nợ ngắn hạn đã là 5.798 tỷ đồng. Có thể thấy sau nửa năm, số nợ đã tăng lên, vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

Kế hoạch chia cổ tức năm 2021 của TISCO

Theo BCTC hợp nhất quý I/2022, CTCP Gang thép Thái Nguyên có mức doanh thu ghi nhận 3.733 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh 26,1%  khiến biên lợi nhuận giảm còn 3,7%.

Các khoản vay quá hạn được công bố ngày 31/12/2021 là 2.199 tỷ đồng, công ty vẫn chưa có nguồn để trả. Trong khi đó, LNST chưa phân phối năm 2021 chỉ có hơn 281 tỷ đồng. Vậy nên công ty công bố không đủ điều kiện chia cổ tức cho cổ đông năm 2021. Như vậy, liên tiếp 10 năm kể từ khi phát hành cổ phiếu CTCP Gang thép Thái Nguyên không phân phối lợi nhuận cho cổ đông.

Đánh giá cổ phiếu TISCO

Năm 2022, kế hoạch doanh thu của CTCP Gang thép Thái Nguyên là 20.105 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận dự kiến chỉ đạt 90 tỷ đồng, giảm tới 42%.

Danh-gia-co-phieu-TISCO

Năm 2022, công ty dự kiến đầu tư vào 3 dự án gồm Dự án cải tạo mở rộng khai thác hầm lò Nam Làng Cẩm, Dự án xây dựng công trình khai thác quặng sắt khu Hòa Bình và Dự án khai thác than mỡ hầm lò khu Bắc Làng Cẩm. Công ty cũng tiếp tục mở rộng sản xuất giai đoạn 2 theo chỉ đạo của Chính phủ và các ban ngành liên quan.

Tính từ đợt tăng mạnh vào tháng 10/2021, cổ phiếu TISCO đang có xu hướng giảm. Phiên kết thúc mới nhất ngày 19/4/2022 giá cổ phiếu chỉ còn 10.000đ/cổ phiếu.

So với các cổ phiếu thép khác, cổ phiếu TISCO có mức giá khá thấp và có nhiều biến động. Dù kết thúc quý I/2022, Gang thép Thái Nguyên đã hoàn thành 32% doanh thu và 40% kế hoạch về Lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh năm 2022 được đánh giá là sẽ không có quá nhiều đột phá do vẫn còn các rủi ro thanh khoản do nợ ngắn hạn của công ty vẫn lớn hơn tài sản ngắn hạn. 

Kết hợp với việc TISCO thường không chia cổ tức, các nhà đầu tư vẫn còn khá băn khoăn trong việc đầu tư dài hạn vào mã cổ phiếu này. Vì thế, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, quan sát hình hình cổ phiếu TIS, cổ phiếu ngành thép và xu hướng chung của thị trường để đưa ra quyết định phù hợp nhất. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về cổ phiếu TISCO và tình hình hoạt động của công ty phát hành. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các nhà đầu tư định hướng đúng quyết định đầu tư của mình. Thường xuyên truy cập Finhay để tìm hiểu các kinh nghiệm đầu tư và cập nhật thông tin mới nhất về các mã cổ phiếu HOT trên thị trường nhé.

Xem thêm:

Cổ phiếu HPG – Đánh giá đúng đề đầu tư hiệu quả

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay
Scroll to top