Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Chỉ số EBIT là gì? #5 Ứng dụng của EBIT trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, việc đánh giá doanh nghiệp và định giá cổ phiếu là chìa khóa thành công. Để làm được điều này, nhà đầu tư cần tính được chỉ số EBIT. Vậy chỉ số EBIT là gì? Ứng dụng thế nào trong đầu tư chứng khoán? Cùng tìm hiểu về chỉ số này trong bài viết dưới đây.

Chỉ số EBIT là gì?

EBIT là tên viết tắt của cụm từ Earnings Before Interest and Taxes, nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp. Đây là phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được khi chưa trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp và trả lãi các khoản vay, được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp.

Chi-so-EBIT-la-gi

Bằng việc loại bỏ lãi vay và thuế, EBIT đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp khác nhau.   Trong đó:

  • Lãi vay (Interest): Chỉ số lãi vay, liên quan trực tiếp đến các cơ cấu nợ vay, ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
  • Thuế (Taxes): Tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp, các yếu tố có liên quan đến thuế, dùng để xác định có ưu đãi về thuế hay không.

EBIT quy đồng lợi nhuận của các doanh nghiệp về mức thuế bằng O và không đi vay nợ. Không có các yếu tố ảnh hưởng, nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc so sánh, đánh giá tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất.

Hướng dẫn cách tính chỉ số EBIT

Dựa vào khái niệm, công thức tính EBIT đơn giản như sau: 

EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động

Tuy nhiên trong báo cáo tài chính thực tế, chi phí lãi vay nằm trong mục chi phí tài chính. Do vậy, rất khó để tính tách riêng chi phí hoạt động, khó áp dụng công thức này. Vậy nên, nhà đầu tư có thể sử dụng công thức tính EBIT khác như sau: 

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

Trường hợp báo cáo tài chính tóm tắt không có chi phí lãi vay, nhà đầu tư hãy tìm kiếm chi phí này trong phần thuyết minh báo cáo tài chính để ước tính chỉ số EBIT. Tuy nhiên, nếu trong bản thuyết minh cũng không có mục chi phí này, nhà đầu tư có thể ước tính EBIT gần đúng bằng công thức dưới đây: 

EBIT = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp

hướng dẫn cách tính chỉ số ebit

Ví dụ: Công ty A tổng có doanh thu từ hoạt động kinh doanh là 300 tỷ đồng, chi phí hoạt động là 100 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 193 tỷ đồng. Có thể tính EBIT của công ty A như sau: 

EBIT = 300 – 100 = 200 tỷ đồng 

Hoặc: EBIT = 193 + 7 = 200 tỷ đồng.

Ý nghĩa của EBIT là gì?

Nhà đầu tư dựa vào chỉ số EBIT để xem xét khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp khi bỏ qua yếu tố lãi vay và thuế. Qua đó xem xét việc doanh nghiệp kiểm soát các khoản chi phí có hiệu quả hay không, lợi nhuận tạo ra có đủ chi trả cho các chi phí hoạt động, các khoản nợ và tài trợ khác hay không.

Thực tế, các nhà đầu tư thường dùng chỉ số này để phân tích hiệu suất hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Dựa vào đó, đưa ra phán đoán của mình về tinh hình hoạt động của doanh nghiệp hiện tại và tương lai, liệu trong tương lai có thể bị thâm dụng vốn hay tiếp tục gia tăng lợi nhuận. Từ những suy đoán này, nhà đầu tư sẽ tìm ra phương án đầu tư tốt nhất.

Y-nghia-cua-EBIT-la-gi

Trong trường hợp hai công ty cùng lĩnh vực hoạt động nhưng có mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp khác nhau, EBIT sẽ được sử dụng để so sánh hai công ty này. 

Ứng dụng của chỉ số EBIT

Có rất nhiều phương pháp giúp nhà đầu tư đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng chỉ số EBIT vẫn là cách thông dụng và hiệu quả. 

Tính toán Ebit Margin

EBIT Margin được định nghĩa là hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hệ số này thể hiện hiệu quả quản lý tất cả các chi phí hoạt động, bao gồm chi phí giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý của doanh nghiệp. Ebit Margin được sử dụng để so sánh tình hình hoạt động của một doanh nghiệp qua các năm hoặc so sánh nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực với nhau.

Tinh-toan-Ebit-Margin

Chỉ số Ebit Margin giữ ở mức 15% hàng năm, có thể đánh giá tình hình kinh doanh hiệu quả. Chỉ số này càng cao, chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh nghiệp càng tốt. Ngược lại, chỉ số Ebit Margin thấp, chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn trong việc quản lý các khoản chi phí, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung.

Cách tính Ebit Margin như sau:

Ebit Margin = EBIT / Doanh thu thuần

Trong đó:

  • EBIT chính là lợi nhuận trước lãi vay và thuế
  • Doanh thu thuần là lợi nhuận thu về sau khi đã trừ đi các loại thuế như thuế TNDN, thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt…

Mô hình Dupont 5 nhân tố

Khi phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp, mô hình Dupont 5 yếu tố được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Mô hình này giúp nhà đầu tư phân tích rõ khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư đưa ra phương án đầu tư phù hợp.

Mô hình Dupont 5 yếu tố gồm doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân, tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân, hệ số gánh nặng thuế, Ebit Margin, hệ số gánh nặng lãi vay. 

Ý nghĩa từng hệ số cụ thể như sau:

  • Hệ số gánh nặng thuế: Thể hiện các mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. Dựa vào hệ số này, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh tối ưu hóa để tối thiểu mức thuế phải nộp.
  • Hệ số gánh nặng lãi vay: Thể hiện mức độ vay nợ, khả năng kiểm soát khoản vay, khả năng kiểm soát lãi vay và rủi ro từ các khoản vay của doanh nghiệp. Lãi vay lớn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán, khả năng chi trả của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Ebit Margin: Chỉ số này thể hiện khả năng quản lý tất cả chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân: Là hệ số cho biết 1 đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Dựa vào đó, nhà đầu tư đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao, tình hình hoạt động kinh doanh càng tốt.
  • Tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân: Hệ số này là một trong các yếu tạo thành và tác động tới ROE (hay đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp). Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả, thu về nhiều lợi nhuận.

Tinh-toan-kha-nang-thanh-toan-lai-vay

Sử dụng EBIT đánh giá khả năng thanh toán lãi vay

EBIT còn được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: 

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay

Hệ số này thể hiện lợi nhuận tạo ra có đủ để thanh toán các khoản lãi vay của doanh nghiệp hay không. Hệ số càng lớn, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán lãi các khoản vay của mình.

Dựa vào khả năng thanh toán khoản vay, nhà đầu tư có thể đánh giá cơ bản về tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu khả năng thanh toán không tốt, doanh nghiệp có thể sẽ vay nợ nhiều hơn, thậm chí rơi vào tình trạng vỡ nợ, phá sản trong tương lai. 

Chỉ số này rất quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp trước khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, muốn đánh giá đúng doanh nghiệp, nhà đầu tư đừng quên tính toán khả năng thanh khoản này.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý: các công ty có số nợ lớn sẽ có mức chi phí lãi vay cao. EBIT loại bỏ chi phí lãi vay và do đó làm tăng tiềm năng thu nhập của một công ty, đặc biệt nếu công ty có nợ lớn. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới tính chính xác khi đánh giá tiềm năng của cổ phiếu. Nhà đầu tư cần tìm hiểu cả các khoản vay của doanh nghiệp để đưa ra quyết định chính xác nhất. 

Dùng chỉ số EBIT để định giá cổ phiếu

Chỉ số EV / EBIT còn được sử dụng để định giá cổ phiếu. Đây là cách định giá cổ phiếu phổ biến trên thế giới, được nhiều nhà đầu tư nổi tiếng lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng tại Việt Nam.

luu-y-khi-dinh-gia-co-phieu

Trong đó:

  • EV là giá trị doanh nghiệp (EV = (Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành) + Vay ngắn hạn và dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi – Tiền và các khoản tương đương tiền.
  • EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay.

Chỉ số EV / EBIT < 10 được coi là chỉ số tốt. Qua đó, nhà đầu tư so sánh được giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp cùng phân ngành, lĩnh vực kinh doanh. 

Trên thực tế, nhà đầu tư cần xem xét thêm các yếu tố tác động lên chỉ số EV / EBIT để đánh giá đúng nhất. Chỉ số EV / EBIT > 10 chưa chắc đã xấu nếu nó bị các yếu tố khác ảnh hưởng.

Mối quan hệ giữa EBIT và EPS

EPS là chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp. Nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số này để đánh giá khả năng sinh lời của cổ phiếu doanh nghiệp, sau đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Công thức thể hiện mối quan hệ giữa EBIT và EPS như sau: 

EPS = [(EBIT – I)(I – t) – PD]/NS

Hoặc: 

EBIT = (EPS * Số cổ phần phổ thông xuất sắc) + Cổ tức ưu đãi Cổ phần / [(1 – Thuế suất) + Lợi tức nợ nần].

Trong đó:

  • I: Lãi phải trả hàng năm
  • t: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
  • PD: Cổ tức phải trả cho cổ phiếu ưu đãi
  • NS: Số lượng cổ phiếu thưởng.

Qua công thức có thể thấy, nếu EBIT tăng thì EPS cũng tăng và ngược lại. Chỉ số EPS càng cao, khả năng sinh lời của cổ phiếu càng tăng. Điều này giúp nhà đầu tư cân nhắc đến việc mua/bán cổ phiếu nào đó để thu được lợi nhuận tốt nhất.

Moi-quan-he-giua-EBIT-va-EPS

Mối quan hệ giữa EBIT và EPS thể hiện việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính khi tài sản cố định được tạo ra từ nguồn vốn vay nợ (các loại cổ phiếu, bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi). 

Nếu tài sản này mang lại lợi nhuận lớn hơn chi phí vốn vay nợ nghĩa là việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, chỉ số EPS tăng. Đây là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá cao doanh nghiệp.

Như vậy, dựa vào chỉ số EBIT, nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình hoạt động, khả năng quản lý các nguồn lực và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là bước quan trọng trong việc đánh giá giá trị cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư hiệu quả nhất.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay