Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Hợp đồng phái sinh là gì? Cách tính giá hợp đồng phái sinh

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngoài các sản phẩm chứng khoán cơ sở, thị trường xuất hiện thêm sản phẩm phái sinh, cụ thể là hợp đồng phái sinh. Hợp đồng phái sinh giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Vậy hợp đồng phái sinh là gì và cách tính giá hợp đồng phái sinh như thế nào? Tất cả sẽ được Finhay sẽ giải thích trong bài viết dưới đây.

Hợp đồng phái sinh là gì?

Hợp đồng phái sinh là hợp đồng tài chính được thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên để giao dịch tài sản cơ sở (trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ, lãi suất, hàng hóa…).. Đây là loại hợp đồng được tạo ra với mục đích phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận cho các bên tham gia hợp đồng. Thực tế, tham gia hợp đồng phái sinh không chỉ giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro mà con giúp sinh lời cao hơn.

Hop-dong-phai-sinh-la-gi

Các loại hợp đồng phái sinh

Có 4 loại hợp đồng phái sinh phổ biến là hợp đồng kỳ hạn (forward contract), hợp đồng hoán đổi (swap contract), hợp đồng quyền chọn (options contract) và hợp đồng tương lai (futures contract).

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa các bên để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày cụ thể trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Tài sản được mua bán trong hợp đồng kỳ hạn là bất kỳ loại hàng hóa nào như nông sản, tiền hay chứng khoán…

Ví dụ: Ngày 1/7/2021, bên A ký hợp đồng kỳ hạn mua 1 tấn gạo của bên B với kỳ hạn 2 tháng với giá 7.000đ/kg. Sau 2 tháng, tức là ngày 1/9/2021, bên B phải bán cho bên A 1 tấn gạo với giá 7.000đ/kg và bên A phải mua 1 tấn gạo của bên B với giá đó. Mức giá này không được thay đổi dù cho giá ở thời điểm ngày 1/9/2021 có cao hơn hay thấp hơn 7.000đ/kg.

Chênh lệch giữa giá trong hợp đồng và giá tại thời điểm tương lai là cơ sở để tính lãi/lỗ đối với người mua hoặc người bán. Đây là loại hợp đồng giao sau, thường được nhà đầu tư sử dụng để đầu cơ giá cả hoặc hạn chế rủi ro lãi suất trong tương lai.

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai hay hợp đồng giao sau là loại hợp đồng phái sinh giữa bên mua và bên bán để giao dịch tài sản nào đó vào thời điểm xác định trong tương lai. Nghĩa là, ở thời điểm hiện tại các bên sẽ thỏa thuận hợp đồng mua bán tài sản mà thời gian giao dịch và mức giá giao dịch xác định tại thời điểm trong tương lai.

Hop-dong-tuong-lai

Ví dụ: Ngày 1/7/2021, bên A ký hợp đồng tương lai mua 1 tấn gạo của bên B với giá 7.000đ/kg, thời điểm giao hàng và thời điểm tính giá được xác định là ngày 1/9/2021. Đến ngày 1/9/2021, giá gạo là 9.000đ/kg, bên B có 2 lựa chọn, bên B phải bán cho bên A 1 tấn gạo với mức giá 7.000đ/kg hoặc bên B không bán gạo cho bên A nhưng phải thanh toán khoản chênh lệch là 2.000 x 1000 = 2.000.000đ.

Hợp đồng quyền chọn

Nếu 2 hợp đồng phái sinh ở trên bắt buộc hai bên phải mua/phải bán với mức giá đã thỏa thuận thì hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư lựa chọn không mua/không bán nếu nhận thấy việc thực hiện giao dịch không có lợi. Hợp đồng quyền chọn cho phép người ký có thể có quyền chọn mua/bán một khối lượng hàng hoá nhất định với mức giá xác định ở thời điểm nhất định.

Hợp đồng quyền chọn là công cụ tài chính cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc được mua hay bán tài sản với mức giá đã được ấn định vào trước hoặc đúng ngày kết thúc hợp đồng. Tuy nhiên, dù quyết định thực hiện hay hủy hợp đồng, người mua vẫn phải trả một mức phí nhất định gọi là phí mua quyền cho người bán.

Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên, theo đó các bên đồng ý trao đổi nghĩa vụ thực hiện các khoản thanh toán định kỳ của nhau hay là đồng ý trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo phương thức đã định sẵn và trong khoảng thời gian xác định trước.

Tại Việt Nam, hợp đồng hoán đổi thường được các ngân hàng bán cho doanh nghiệp với sản phẩm hoán đổi là ngoại tệ. Theo đó, doanh nghiệp sẽ cùng lúc mua và bán số lượng ngoại tệ như nhau nhưng kỳ hạn thanh toán và tỷ giá hai giao dịch khác nhau, được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.

Cách tính giá 1 hợp đồng phái sinh

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán phái sinh mới được triển khai từ năm 2017. Sản phẩm hợp đồng phái sinh đầu tiên là hợp đồng tương lai, chỉ số cổ phiếu là VN30. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tính giá hợp đồng tương lai.

Cach-tinh-gia-1-hop-dong-phai-sinh

Một số khái niệm cơ bản

Trước khi tìm hiểu cách tính giá 1 hợp đồng phái sinh, nhà đầu tư cần hiểu rõ một số khái niệm dưới đây.

  • Ký quỹ ban đầu (Initial Margin-IM): Là khoản tiền người mua phải đặt cọc trước cho công ty chứng khoán để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Công thức tính số tiền ký quỹ ban đầu là:

IM = Giá giao dịch * Hệ số nhân hợp đồng * Số lượng hợp đồng mua/bán * Tỷ lệ ký quỹ yêu cầu

  • Ký quỹ biến đổi (VM): Số tiền này chỉ được thêm vào ký quỹ biến đổi khi nhà đầu tư đang ở trong trạng thái lỗ.
  • Ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement – MR): Là số tiền ký quỹ tối thiểu tại công ty chứng khoán mà nhà đầu tư phải duy trì để đảm bảo khả năng thanh toán. Cách tính ký quỹ duy trì là: 

MR = IM + VM

  • Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ (VKQ): Là khoản ký quỹ của nhà đầu tư được xác định theo mức giá và tỷ lệ chiết khấu, khoản ký quỹ này có thể bằng tiền mặt hoặc chứng khoán..
  • Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (AR): Công thức tính là AR = MR/VKQ.
  • Vị thế mua: Khi nhà đầu tư quyết định mua hợp đồng tương lai nghĩa là đã tham gia vị thế mua hay mở vị thế mua. Muốn đóng vị thế mua, nhà đầu tư phải chờ đến khi đáo hạn hợp đồng hoặc bán hợp đồng này đi.
  • Vị thế bán: Khi nhà đầu tư quyết định bán hợp đồng tương lai nghĩa là đang ở vị thế bán hay mở vị thế bán. Muốn đóng vị thế bán, nhà đầu tư phải chờ hợp đồng đáo hạn hoặc mua lại hợp đồng.
  • Giới hạn vị thế: Là số lượng chứng khoán phái sinh tối đa dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được phép nắm giữ tại một thời điểm. Giới hạn đặt ra nhằm tránh tình trạng đầu cơ và ổn định thị trường.

Mot-so-khai-niem-co-ban

Công thức tính giá hợp đồng phái sinh

Quy tắc tính giá hợp đồng tương lai dựa trên chênh lệch giá thanh toán cuối ngày với giá bình quân gia quyền theo số lượng của mỗi vị thế, tính riêng theo từng mã hợp đồng. Sau khi có chênh lệch thì bù trừ ròng để xác định nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư.

Công thức tính chênh lệch (lãi/lỗ) vị thế cuối ngày là: 

VM cuối ngày= (DSPt – VWAP)* Số HĐ* Hệ số nhân

Trong đó:

  • VWAP là giá bình quân gia quyền theo số lượng
  • DSP là chênh lệch giá thanh toán cuối ngày

Có 4 trường hợp VWAP như sau:

  • Nhà đầu tư ở vị thế mua: VWAP= Giá bình quân gia quyền mua.
  • Nhà đầu tư ở vị thế bán: VWAP= Giá bình quân gia quyền bán.
  • Số hợp đồng: dấu (+) nếu vị thế mua, dấu (-) nếu vị thế bán.
  • Trường hợp không phát sinh giao dịch trong ngày VWAP = DSPt-1

Ví dụ:

Trong phiên giao dịch đầu tiên, nhà đầu tư mở 4 vị thế mua VN30F1903 với giá 915. Sau đó, tiếp tục mở 2 vị thế mua VN30F1903 có giá 920. Nhà đầu tư giữ vị thế mua đến hết phiên, DSP là 918.

Theo cách tính ở trên ta có:

Giá bình quân gia quyền mua lúc này là: (4*915 + 2*920)/6 = 916,67

VM = (918 – 916,67)*6*100.000 = 798.000. Lợi nhuận nhà đầu tư thu được là 798.000đ.

Ngày chốt hợp đồng phái sinh là ngày nào?

Ngày chốt hợp đồng phái sinh hay ngày đáo hạn phái sinh (Expiration date) là ngày hiệu lực cuối cùng của hợp đồng phái sinh. Trước hoặc trong ngày này, nhà đầu tư phải đưa ra quyết định vị thế của mình, đóng vị thế và tính lãi/lỗ hoặc để nguyên hợp đồng vô giá trị đáo hạn. Tại ngày đáo hạn phái sinh, tất cả giao dịch dừng lại và chuyển thành tiền mặt.

Ngay-chot-hop-dong-phai-sinh-la-ngay-nao

Theo quy định, ngày thứ năm thứ 3 của mỗi tháng là ngày đáo hạn phái sinh định kỳ. Tại bất kỳ thời điểm nào luôn có 4 hợp đồng tương lai được giao dịch. Các tháng đáo hạn gồm tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.

Trên đây là thông tin cơ bản nhất về hợp đồng phái sinh và cách tính giá hợp đồng phái sinh mà bất kỳ nhà đầu tư mới nào phải nắm rõ trước khi quyết định tham gia thị trường phái sinh. Hy vọng những thông tin này giúp các nhà đầu tư mới bớt lo lắng và tự tin hơn khi tham gia vào thị trường phái sinh đầy thử thách.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay