Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Khởi đầu với quy tắc 50 20 30 để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Kiếm tiền đã khó, quản lý tiền còn khó hơn. Quy tắc 50 20 30 sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, tối ưu hóa đồng tiền kiếm sinh lời.

Người trẻ có nhiều cơ hội kiếm tiền, trí tuệ, sức trẻ và tư duy mở… việc có thu nhập cao không phải là vấn đề quá khó. Tuy nhiên, vấn đề không ít người gặp phải là quản lý tài chính cá nhân không hiệu quả, dẫn đến stress áp lực với tiền.

Nhiều người loay hoay tìm cách quản lý tài chính, sử dụng tiền, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Quy tắc 50 20 30 sẽ là khởi đầu cho bất cứ ai muốn lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân.

quy tắc 50 20 30

Quy tắc 50 20 30 là gì?

Với bất cứ ai, vấn đề tài chính luôn rất quan trọng, kể cả với người giàu có hay thu nhập thấp. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ khiến bạn luôn tự do với đồng tiền, không gặp stress hay quá áp lực về kiếm tiền, thiếu tiền. Nhiều người gặp vấn đề về quản lý tài chính, loay hoay sử dụng đồng tiền mình kiếm được nhưng không hiệu quả.

Nếu bạn bắt đầu tìm kiếm giải pháp để quản chi tiêu, thì nguyên tắc tài chính 50 20 30 sẽ là công thức cho khởi đầu thuận lợi.

Định nghĩa nguyên tắc 50 20 30

Quy tắc 50 20 30 được đề cập trong cuốn sách: “All your worth: The ultimate lifetime money plan” năm 2005 do thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, bang Massachusetts giới thiệu. 50 20 30 là nguyên tắc quản lý tài chính đơn giản, dễ hiểu nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hành để tối ưu sử dụng tiền hiệu quả.

Nguyên tắc 50 20 30 sẽ phân chia thu nhập của bạn vào 3 nhóm chính, với tỷ lệ 50% – 20% – 30%. Các nhóm ngân sách được chia dựa trên nhu cầu cơ bản, thực tế mà bất cứ ai cũng gặp trong vấn đề quản lý sử dụng tiền. Do vậy, 50 20 30 sẽ tạo nên kế hoạch quản lý tiền đơn giản nhưng dễ hiểu để thực hiện. Cụ thể các nhóm chi tiêu chính:

quy tắc 50 20 30

  • Nhóm nhu cầu thiết yếu – 50%

Bạn sẽ trích 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu và các hoạt động cần thiết để sinh sống, học tập, làm việc. Ở nhóm này, nhu cầu thiết yếu của mỗi người là gần như giống nhau, cơ bản và cần thiết không thể cắt giảm.

Các chi phí cho nhu cầu ăn uống, nhà ở, đi lại, hóa đơn điện nước, mối quan hệ quan trọng… Mỗi người cần xác định nhu cầu tối quan trọng trong nhóm thiết yếu này để chi tiêu. Bạn cần lên kế hoạch và quản lý chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu này, sao cho tổng chi tiêu không lớn hơn 50% thu nhập. 

Trường hợp tiền chi cho nhóm thiết yếu lớn hơn 50% cần xem xét lại các khoản chi tiêu, cắt giảm các hoạt động không thực sự cần thiết, hoặc điều chỉnh cắt 5% mỗi đầu việc.

  • Nhóm dành cho tiết kiệm và đầu tư – 20%

Khoản tiền 20% thu nhập sẽ được sử dụng cho tiết kiệm cho tương lai, kết hợp đầu tư sinh lời. Đây là phần cần có, đảm bảo số tiền hàng tháng để tích lũy dự phòng cho tương lai, mục đích lâu dài của bạn. 

Tiết kiệm là điều cần thiết mà các bạn trẻ cần bắt đầu thực hiện, tạo thói quen tốt để đảm bảo cho tương lai an toàn. Số tiền không nên hoàn toàn để trong tài khoản tiết kiệm. Tiền cần được sử dụng đầu tư sinh lời theo 1 hình thức nào đó. Trích 1 phần tiền để cho giải pháp đầu tư phù hợp, bắt đầu tiền phải sinh lời để đa dạng nguồn thu hoặc nâng cao thu nhập. 

  • Nhóm dành cho mong muốn và sở thích cá nhân – 30%

Đây là nhóm chi tiêu cuối cùng mà bạn nên nghĩ đến, khi đã thiết lập được 2 nhóm trên. Việc chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu không thể bỏ qua, tiết kiệm tiền và tái đầu tư quan trọng, nhưng phục vụ nhu cầu và sở thích cá nhân cũng là điều nên thực hiện.

Nhu cầu cuộc sống hiện đại như du lịch, mua sắm, vui chơi, học thêm cho sở thích cá nhân, đọc sách, đam mê riêng… cần được nuôi dưỡng xây dựng tinh thần tốt để làm việc hiệu quả. Nhóm nhu cầu chiếm đến 30% thu nhập, bởi đặc trưng khá linh hoạt với nhiều đầu việc và nhu cầu cần được đáp ứng.

>> Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân – từ con số 0 đến tự do tài chính

Khi nào nên áp dụng quy tắc 50 20 30 trong quản lý tài chính?

Nếu bạn băn khoăn: “Khi nào nên áp dụng quy tắc quản lý tài chính 50 20 30?” thì câu trả lời là ngay bây giờ. Quy tắc 50 20 30 được thiết kế khá đơn giản, dễ hiểu, nên bất cứ ai cũng có thể lên kế hoạch chi tiêu tiền hợp lý với 3 nhóm quan trọng. 

Do quy tắc được thiết kế dựa trên nhu cầu cuộc sống hiện đại, nên phù hợp với nhiều người, áp dụng linh hoạt cho từng đối tượng. Quy tắc linh hoạt dựa trên mức thu nhập của mỗi người để ổn định mức sống, nhu cầu cá nhân, tích lũy.

Đặc biệt với những người chưa biết lên kế hoạch như thế nào để quản lý chi tiêu, tối ưu tiền hiệu quả, thì 50 20 30 sẽ là nguyên tắc vàng cho khởi đầu thuận lợi. Nên bắt đầu lên kế hoạch ngay, áp dụng nguyên tắc để hiểu và linh hoạt quản lý tiền hiệu quả.

Hướng dẫn chi tiết lập kế hoạch tài chính với quy tắc quản lý 50 20 30

Về cơ bản, quy tắc quản lý 50 20 30 khá đơn giản để hiểu và dễ thực hiện với nhiều người. Nhưng khi bắt tay vào thực hành, bạn cần tìm hiểu kỹ nhiều yếu tố, để lên kế hoạch chi tiết, quản lý tiền trong các nhóm hiệu quả. Để lên kế hoạch quản lý chi tiêu hiệu quả, với nguyên tắc 50 20 30, bạn cần:

lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Phân tích thói quen chi tiêu và nhu cầu cần thiết

Trước tiên, cần phân tích thói quen chi tiêu, xác lập nhóm nhu cầu cần thiết. Đây là nhóm chiếm tỷ lệ nhiều nhất ½ tổng thu nhập của bạn. Nhóm cần thiết gần như không thể cắt bỏ, đảm bảo hoạt động sinh sống, làm việc của mỗi người.

Phân tích thói quen chi tiêu hiện tại sẽ giúp bạn thấy được lỗ hổng quan trong quản lý tài chính cá nhân. Có thể bạn đang sống ở nhà thành phố với mức giá thuê khá cao, điều này vượt quá ngưỡng chi chả và cân đối với các nhu cầu khác. Bạn cần tìm giải pháp thuê chung hay tìm căn hộ vừa tiền hơn để điều chỉnh lại mức tiền.

Xem xét tiền chi tiêu cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt có lãng phí không? Đôi khi tiền được chi tiêu chỉ để được thỏa mãn sở thích ăn uống nhưng không lành mạnh và thực sự cần thiết với bạn. Hãy cắt giảm những bữa ăn đắt đỏ, đồ ăn nhanh, thức ăn mua thừa thãi… Quyết định nấu ăn tại nhà, lựa chọn thực phẩm tươi để cơ thể được chăm sóc tốt nhất và tiết kiệm tiền.

Xem xét các danh mục chi tiêu trong nhu cầu cần thiết, ưu tiên việc quan trọng nhất, cần thiết và bắt buộc phải thực hiện. Xem xét các danh mục có thể cắt giảm và điều chỉnh để khoản chi tiêu này dưới 50%.

Lên kế hoạch cho tương lai dài hạn

Ai cũng có ước mơ, kế hoạch cho tương lai, mục tiêu cho cuộc sống theo một cách nào đó. Có người mơ ước sẽ mua nhà riêng, mở trang trại, nghỉ hưu sớm hay nghỉ việc để thực hiện ước mơ… Để thực hiện được ước mơ, mục tiêu trong tương lai cần kế hoạch và quản lý chi tiêu hiệu quả.

Lên kế hoạch và mục tiêu tài chính để có động lực thực quản lý tài chính hiệu quả. Bạn cần có kế hoạch tổng thể để chi tiết hóa dần với hành động, đạt mục tiêu tự chủ tài chính ở tuổi 40, hay mua nhà ở tuổi 30, hay sẽ nghỉ hưu để thực hiện ước mơ ở tuổi 50.

Lên kế hoạch cho tương lai

Kế hoạch và mục tiêu sẽ thúc đẩy bạn tìm kiếm giải pháp, tối ưu tiền sinh lời. Kiếm thêm nguồn thu thụ động để bổ sung vào quỹ tích lũy, phục vụ mục tiêu dài hạn.

Phân chia tiền theo quy tắc 50/20/30 dựa trên tổng thu nhập

Khi đã có kế hoạch với các đầu mục chi tiết, bạn nên tiến hành phân phổ tổng thu nhập dựa trên công thức 50 20 30. Tuy nhiên, nên linh hoạt để điều chỉnh phù hợp với tình trạng tài chính hiện tại. Nếu bạn có các khoản vay tài chính, cần hoàn trả trước để vấn đề tài chính chủ động hơn. Lúc này, cần cắt giảm 10% thuê nhà hay chi phí đi lại, ăn uống để chi trả khoản vay trước đó.

Phân bổ 50% tiền cho nhu cầu cần thiết, 20% cho tích lũy và đầu tư, 30% cho nhu cầu cá nhân. Tùy tổng thu nhập của mỗi người, nhu cầu sinh hoạt, nhà ở hay sở thích cá nhân mà có thể điều chỉnh để phần tích lũy và đầu tư cao hơn.

Ngoài ra, trong phần tiền tích lũy, đầu tư cần tuân thủ nguyên tắc an toàn. Tiền tích lũy cần được tuân thủ, không nên mềm lòng rút ra để sử dụng. Bạn có thể sử dụng các công cụ tiết kiệm như tài khoản ngân hàng, app quản lý tiết kiệm online. Hãy nhớ, tích lũy càng sớm càng tốt cho tương lai của bạn, kể cả số tiền tích lũy hiện tại không nhiều.

Banner 5

Những ai nên áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính 50 20 30 

Phương pháp 50 20 30 được đánh giá khá hiệu quả và dễ dàng áp dụng. Nguyên tắc quản lý tài chính 50 20 30 khá dễ với nhiều người, nhưng cũng khá vất vả với không ít người. Với những người đã đi làm lâu năm, không có các khoản nợ tài chính quản lý tiền theo quy tắc 50 20 30 sẽ khá đơn giản.

Nhưng với những bạn trẻ đang trong quá trình khởi nghiệp, vật lợn với các khoản vay sinh viên do mới ra trường… Thực hiện quy tắc 50 20 30 sẽ khiến nhiều người vật lộn với những khoản vay đã đến hạn. Do vậy, cần thanh toán tất cả các khoản nợ trước khi bắt đầu với 50 20 30. Hoặc khoản chi phí 20% dành để tiết kiệm và đầu tư sẽ được trích ra để trả nợ. Giải quyết các khoản nợ, giảm lãi từ các khoản nợ sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính.

Nếu bạn gặp khó khăn do tình hình tài chính eo hẹp và có quá nhiều khoản chi tiêu, có thể áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính với 6 cái lọ, lập bảng excel quản lý tài chính cá nhân, sổ tay chi tiêu để bắt đầu quản lý tiền hiệu quả hơn.

>> 5 Cuốn sách quản lý tài chính cá nhân giúp bạn thay đổi tư duy về tiền

Quản lý chi tiêu không hiệu quả sẽ gây nhiều rắc rối tài chính, khiến bạn stress và bị kiểm soát bởi tiền. Bạn đang loay hoay tìm kiếm giải pháp cho vấn đề tài chính phức tạp của mình – quy tắc 50 20 30 sẽ là khởi đầu đơn giản nhưng hiệu quả.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay