Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Stop loss là gì? Tại sao nhà đầu tư nên cài đặt lệnh stop loss?

Giá cổ phiếu trên thị trường biến đổi liên tục từng phút từng giây. Muốn thu được lợi nhuận, nhà đầu tư cần phải chọn đúng thời điểm mua ở mức giá thấp và bán khi giá cao. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ khi không kịp bán cổ phiếu khi nó giảm giá bất ngờ. Để tránh trường hợp này xảy ra, lệnh stop loss ra đời. Stop loss là gì? Bạn hãy cùng Finhay tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lệnh stop loss là gì? Lệnh Stop Limit là gì?

Lệnh stop loss là lệnh cắt lỗ, khi nhà đầu tư đặt lệnh stop loss cho một mã cổ phiếu, lệnh mua/bán cổ phiếu sẽ tự động được thực hiện khi cổ phiếu đó ở một mức giá nhất định, gọi là giá giới hạn (limit price). Lệnh này giúp nhà đầu tư hạn chế thua lỗ trong giao dịch chứng khoán.

Lenh-stop-loss-la-gi-Lenh-Stop-Limit-la-gi

Ví dụ: bạn đang sở hữu số lượng lớn cổ phiếu A với giá mua vào là 20.000đ/cổ phiếu. Để giới hạn số tiền thua lỗ có thể chấp nhận được, bạn đặt lệnh stop loss ở mức giá 18.000đ/cổ phiếu. Như vậy, nếu cổ phiếu A giảm xuống tới mức 18.000đ/cổ phiếu, lệnh bán sẽ được tự động thực hiện mà không cần bạn phải đặt lệnh bán đó.

Lệnh stop limit là gì? Lệnh này tương tự như lệnh stop loss. Tuy nhiên, ngoài mức giá giới hạn như lệnh stop loss, lệnh stop limit có thêm một mức giá khác gọi là mức giá dừng (stop price). 

Theo đó, với lệnh stop limit, khi giá thị trường đạt mức giá dừng, một lệnh stop loss sẽ được đặt tự động với một mức giá giới hạn tương ứng. Khi giá cổ phiếu tiếp tục giảm đạt ngưỡng giá giới hạn thì lệnh stop loss sẽ tự động được thực hiện.

Các loại lệnh stop loss trong chứng khoán

Trong chứng khoán, có 2 loại lệnh stop loss cơ bản là stop loss mua và stop loss bán. Mặc dù chiều hướng lệnh ngược nhau nhưng chúng đều giúp nhà đầu tư tránh bị thua lỗ trên thị trường.

Lệnh stop loss bán

Lệnh stop loss bán là lệnh tự động thực hiện lệnh bán cổ phiếu khi nó đạt ở mức nhất định. Trong trường hợp giá cổ phiếu đang có xu hướng giảm, đặt lệnh stop loss bán giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ việc chốt lời hoặc cắt lỗ ở mức giá nhất định được cài đặt trước.

Lenh-stop-loss-ban

Ví dụ: Nhà đầu tư A mua 1000 cổ phiếu X với giá 30.000đ/cổ phiếu và mong muốn chốt lời ở mức 40.000đ/cổ phiếu. Một thời gian sau, cổ phiếu X tăng giá lên mức 45.000đ/cổ phiếu. Nhà đầu tư A đặt lệnh stop loss bán ở mức giá 40.000đ này. Nếu cổ phiếu X giảm trở lại mức dưới 40.000đ/cổ phiếu, lệnh bán cổ phiếu sẽ được thực hiện với giá thị trường tại thời điểm đó.

Lệnh stop loss mua

Tương tự như lệnh stop loss bán, lệnh stop loss mua là thực hiện lệnh mua cổ phiếu khi nó đạt tới một mức giá nhất định do nhà đầu tư cài đặt trước. Mức giá mua được cài đặt thường cao hơn mức giá thị trường hiện tại. Nếu dự đoán cổ phiếu nào đó đang có dấu hiệu tăng, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh stop loss mua để thu lợi nhuận chênh lệch từ xu hướng tăng giá này.

Ví dụ: Giá hiện tại của cổ phiếu X là 30.000đ/cổ phiếu. Nhận thấy nếu giá cổ phiếu X tăng đến 35.000đ/cổ phiếu thì nó sẽ có xu hướng tăng cao hơn, nhà đầu tư A đặt lệnh dừng mua đối với cổ phiếu X ở mức giá 35.000đ/cổ phiếu. Nếu xu hướng tăng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận từ nó.

Tại sao nhà đầu tư nên đặt lệnh stop loss?

Nguyên nhân chính nhà đầu tư nên đặt lệnh stop loss là để chốt lợi nhuận và cắt lỗ đúng lúc. Nếu nhận thấy xu hướng thị trường, nhà đầu tư sử dụng lệnh này để kịp thời mua/bán cổ phiếu trước khi thị trường biến đổi theo hướng bất lợi hơn.

Tai-sao-nha-dau-tu-nen-dat-lenh-stop-loss

Khi đặt lệnh stop loss, nhà đầu tư yên tâm hơn, không cần phải nhìn chằm chằm vào diễn biến thị trường để canh thời điểm đặt lệnh thích hợp. Đã có nhiều trường hợp nhà đầu tư mất ăn mất ngủ, ngồi canh diễn biến thị trường để đặt lệnh mua/bán cổ phiếu.

Ưu và nhược điểm của lệnh stop loss

Việc đặt lệnh stop loss hay không tùy thuộc vào nhà đầu tư. Để quyết định xem có nên đặt lệnh này hay không, nhà đầu tư hãy tham khảo một số ưu – nhược điểm dưới đây.

Ưu điểm

Lệnh stop loss mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, sau đây là 4 ưu điểm lớn nhất:

  • Giảm lỗ cho nhà đầu tư: Trong một xu hướng giảm giá cổ phiếu, lệnh cắt lỗ giúp nhà đầu tư bảo vệ được lợi nhuận của mình và giới hạn khoản lỗ trong khả năng có thể chấp nhận được. Nhiều nhà đầu tư cố chấp không đặt lệnh cắt lỗ trong xu hướng giảm vì họ hy vọng giá cổ phiếu sẽ lại tăng, kết quả giá giảm sâu hơn và họ chịu lỗ lớn hơn.
  • Là lệnh tự động: Khi đặt lệnh này, lệnh bán cổ phiếu sẽ được tự động thực hiện ngay khi giá giảm xuống bằng hoặc dưới mức giá nhà đầu tư đặt.
  • Giúp duy trì rủi ro và lợi nhuận mong muốn: Khi tham gia thị trường, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng một mức lợi nhuận nhất định (5%, 10%, 50%…), đồng thời cũng sẵn sàng chấp nhận khoản thua lỗ tương tự. Việc thiết lập lệnh stop loss giúp nhà đầu tư duy trì được mức độ kỳ vọng này.
  • Đảm bảo mọi việc thực hiện theo kế hoạch: Khi tham gia thị trường chứng khoán, nhà đầu tư dễ dàng bị cảm xúc chi phối như chờ đợi giá tăng cao hơn nữa hay giá đang giảm nhưng biết đâu nó sẽ tăng trở lại thì sao. Cảm xúc này chi phối khiến nhà đầu tư không kịp thời đặt lệnh mua/bán theo kế hoạch. Việc đặt lệnh stop loss từ trước giúp loại bỏ sự chi phối này và mọi việc vẫn diễn ra theo kế hoạch ban đầu.

Uu-diem-cua-lenh-stop-loss

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, đặt lệnh stop loss cũng có những nhược điểm của riêng nó. Những nhược điểm này thường xuất hiện khi nhà đầu tư dự đoán sai biến động thị trường và sử dụng sai thời điểm.

  • Rủi ro trong biến động ngắn hạn: Chu kỳ biến động giá một cổ phiếu không xác định, có khi vài ngày, vài tháng, thậm chí vài năm. Trong một chu kỳ ngắn hạn, nếu nhà đầu tư đặt lệnh stop loss bán, lệnh bán sẽ tự động được thực hiện trước khi giá tăng trở lại, gây thua lỗ cho nhà đầu tư.
  • Hạn chế lợi nhuận: Trong một chu kỳ tăng, nếu đặt giá giới hạn bán quá sớm, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ lợi nhuận với mức giá tiếp tục tăng sau đó.
  • Khó khăn khi xác định giá giới hạn: Khi đặt lệnh stop loss, nhà đầu tư cần xác định mức giá bán/giá mua giới hạn. Việc xác định mức giá phù hợp gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Nên đặt lệnh stop loss bao nhiêu?

Đặt lệnh cắt lỗ ở mức bao nhiêu là vấn đề rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nếu đặt mức giá cao sát với giá mua vào, biến động ngắn hạn của thị trường sẽ khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận của mình. Nếu đặt thấp hơn nhiều so với giá mua, hiển nhiên nhà đầu tư sẽ phải chịu lỗ lớn.

Nen-dat-lenh-stop-loss-bao-nhieu

Thông thường, nhiều nhà đầu tư đặt lệnh cắt ở mức 10%, tức là đặt giá bán ở mức thấp hơn giá mua vào 10%.

Ví dụ: Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu X với giá 100.000đ/cổ phiếu sẽ đặt lệnh cắt lỗ ở mức giá 90.000đ/cổ phiếu. Như vậy, khi lệnh cắt lỗ được thực hiện, nhà đầu tư chỉ chịu mức lỗ khoảng 10% mà thôi.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản nhất về lệnh stop loss mà Finhay muốn chia sẻ với bạn. Các nhà đầu tư nên tìm hiểu về lệnh này để có biện pháp chốt lời, cắt lỗ phù hợp nhất trong chiến dịch đầu tư của mình.

Banner 5K

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay
Scroll to top