Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp không?

Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán quen thuộc với hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường. Cùng Finhay tìm hiểu chi tiết trái phiếu doanh nghiệp là gì? Những đặc điểm và cách phân loại nó với những loại chứng khoán khác nhé. 

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành – là loại chứng khoán có kỳ hạn một năm trở lên xác định nghĩa vụ nợ với người nắm giữ. Nhà đầu tư ở vai trò chủ nợ cho doanh nghiệp, vay một số vốn đúng bằng số tiền bỏ ra mua trái phiếu. Doanh nghiệp có trách nhiệm trả lãi định kỳ và hoàn toàn bộ vốn khi đến ngày đáo hạn.

trái phiếu doanh nghiệp

 

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm đặc trưng của hầu hết các loại trái phiếu. Điểm khác lớn nhất chính là đối tượng phát hành. Chi tiết những đặc điểm cụ thể của một trái phiếu doanh nghiệp cần quan tâm gồm có:

  • Lãi suất
  • Kỳ hạn
  • Mệnh giá
  • Hình thức trái phiếu.

Quy định lãi suất của trái phiếu thường cao hơn so với gửi tiết kiệm. Nhiều người có thể tận dụng số tiền nhận từ lãi suất định kỳ để tái đầu tư kiếm thêm những khoản lời khác.

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp

Do trái phiếu doanh nghiệp là một công cụ nợ nên nó sẽ có quy định về lãi suất để dựa vào đó bên phát hành mới thực hiện trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Tùy vào nhu cầu vốn cũng như chính sách phát hành của tổ chức mà sẽ có những mức lãi suất áp dụng khác nhau.

lai-suat-cua-trai-phieu-doanh-nghiep

Thông thường trái phiếu doanh nghiệp sẽ sử dụng những loại lãi suất chính là:

  • Lãi suất cố định: Đây là mức lãi suất được ấn định trong hợp đồng phát hành trái phiếu. Nó sẽ không chịu tác động của bất kỳ ảnh hưởng nào từ thị trường và không có sự thay đổi trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.
  • Lãi suất thả nổi: Đây là hình thức tính lãi theo các mức lãi suất tham chiếu trên thị trường hoặc theo chỉ số lạm phát đang xảy ra. Trái phiếu không có quy định cụ thể về một mức lãi cố định mà sẽ có sự thay đổi khi thị trường chuyển động. Các doanh nghiệp phát hành sẽ thực hiện điều chỉnh lãi suất định kỳ, có thể là một quý, sáu tháng hoặc một năm. Tất nhiên không phải muốn điều chỉnh như thế nào cũng được. Ngay tại thời điểm phát hành trái phiếu, một mức điều chỉnh được đưa ra và có sự thỏa thuận của các bên giao dịch.
  • Ngoài ra, còn hình thức kết hợp hai loại lãi suất trên trong cùng một trái phiếu nhằm mục đích phòng tránh những rủi ro từ biến động của thị trường cũng như đảm bảo thu nhập của trái chủ.

Nhà đầu tư trước khi nắm giữ trái phiếu cần quan tâm đến quy định về lãi suất. Các mức lãi suất này phải phù hợp với tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Đừng nhìn lãi suất quá cao mà hy vọng về những khoản lợi tức lớn, bởi có thể mức lãi đó không thật sự phù hợp, tiềm ẩn những rủi ro nếu nắm giữ chúng.

Kỳ hạn trái phiếu và khối lượng phát hành

Doanh nghiệp quy định cụ thể về kỳ hạn của trái phiếu. Mỗi loại trái phiếu sẽ có kỳ hạn khác nhau ở từng đợt phát hành, ngoài ra kỳ hạn cũng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Một lưu ý rằng mỗi loại trái phiếu doanh nghiệp theo quy định hiện tại đều cần có kỳ hạn từ một năm trở lên. Theo đó, trái phiếu doanh nghiệp chia làm 3 kỳ hạn như sau: Ngắn hạn từ 1 đến 5 năm, trung hạn từ 5 đến 12 năm và dài hạn từ 12 đến 30 năm. 

Mệnh giá và hình thức trái phiếu doanh nghiệp

Mỗi trái phiếu doanh nghiệp sẽ có mức giá niêm yết là 100.000 đồng và bội số của 100.000 đồng nếu nó được phát hành tại thị trường Việt Nam. Nếu trái phiếu doanh nghiệp ở những thị trường khác ngoài biên giới nước ta sẽ có mức giá phụ thuộc theo quy định tại nơi đó.

Như vậy giá niêm yết sẽ là mức giá vốn mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu mua trái phiếu trực tiếp trong đợt phát hành. Nhưng khi nó đã trở thành sản phẩm của thị trường thứ cấp, mệnh giá sẽ có sự thay đổi tăng hoặc giảm tùy theo thị hiếu của các nhà giao dịch. 

Mức giá trái phiếu sẽ tăng nếu như lượng cầu trái phiếu tăng, hoặc đó là trái phiếu khan hiếm hoặc đơn giản là do sự phát triển trong hoạt động của tổ chức phát hành. Trong trường hợp lãi suất thị trường giảm thì giá của trái phiếu sẽ tăng lên.

Trái phiếu doanh nghiệp khi phát hành có thể ở hình thức một chứng chỉ, dữ liệu điện tử hoặc bút toán ghi sổ. Nếu trước kia nhà đầu tư cần giữ những tờ trái phiếu in tên của mình trên đó để chứng minh quyền sở hữu. Ngay nay chỉ với một lệnh đặt, dữ liệu của bạn đã được lưu vào hệ thống của tổ chức phát hành, không cần lo lắng bị mất hoặc đánh rơi trái phiếu ở đâu đó.

Phân loại trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ được phân ra thành nhiều loại tùy cụ thể như sau: 

  • Dựa theo hình thức: Trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh.
  • Dựa vào lợi suất: Trái phiếu lãi suất cố định, trái phiếu lãi suất thả nổi và trái phiếu có lãi suất bằng không.
  • Dựa vào tính chất trái phiếu: Trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có thể mua lại và trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.

Các cách phân loại này sẽ giúp nhà đầu tư hình dung chính xác nhất về từng loại trái phiếu. Từ đó, có thể hiểu và đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp với nhu cầu và chiến lược của mình. Những loại trái phiếu trên sẽ được niêm yết hoặc không được niêm yết trên thị trường.

Phan-loai-trai-phieu

Tham khảo cách phân loại trái phiếu doanh nghiệp chính xác nhất

Nếu trái phiếu được đăng ký và lưu ký đầy đủ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, có nghĩa nó đã được niêm yết. Sau đó, chúng sẽ trở thành sản phẩm giao dịch tập trung tại sở giao dịch chứng khoán. Đối với những loại trái phiếu không bị ràng buộc bởi các chính sách quy định khó khăn, mà chỉ cần thỏa thuận của hai bên bán và mua thì được gọi là trái phiếu phi tập trung. Chúng xuất hiện chủ yếu trên thị trường OTC và rất được ưa chuộng bởi nhà đầu tư. 

Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp có quy định cụ thể về việc phát hành trái phiếu. Quy định này được ghi rõ trong văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam, để nhà đầu tư xác định tổ chức phát hành và loại trái phiếu đang lưu hành có đúng luật hay đang lừa đảo không.

Doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu?

Chỉ những doanh nghiệp là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, có giấy đăng ký kinh doanh hoặc những giấy tờ chứng minh tương tự tại cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền tại Việt Nam. 

Những doanh nghiệp này, hoạt động đảm bảo tuân thủ đúng quy định về phát hành trái phiếu, cũng như các quy định của pháp luật chuyên ngành khác. 

Doanh nghiệp cần có báo cáo chi tiết về tình hình thanh toán lãi trong những đợt phát hành gần nhất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nợ của mình.

Danh sách các trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch

Hiện nay, Việt Nam có hai sàn giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu, tiến hành đăng ký niêm yết trực tiếp tại hai sàn này. Bạn có thể tham khảo trái phiếu của một số doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt trên thị trường hiện nay:

  • Công ty CP tập đoàn Masan
  • Công ty CP địa ốc Sài Gòn Thương Tín
  • Công ty CP Vinhomes
  • Công ty CP Hàng không Vietjet 
  • Công ty CP Vinpearl
  • Công ty CP Vincom Retail
  • Công ty CP Đầu tư & Khoáng sản FLC Stone
  • Công ty CP tập đoàn Yeah1
  • Công ty CP tập đoàn Thiên Long

Những công ty này đã đăng ký niêm yết trái phiếu tại sở giao dịch chứng khoán HOSE. Mọi người có thể tham khảo và đăng ký mua để nắm giữ trái phiếu nhằm có được những khoản thu nhập tốt nhé.

So sánh trái phiếu doanh nghiệp khác với trái phiếu chính phủ

Điểm giống nhau và khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp chính là:

Giống nhau: Đều có lãi và kỳ hạn – quy định cụ thể về nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp với trái chủ. Có khả năng giao dịch trao đổi chuyển nhượng trên thị trường.

Khác nhau:

  • Trái phiếu chính phủ do nhà nước phát hành – bộ tài chính hoặc kho bạc nhà nước đại diện. Trong khi trái phiếu doanh nghiệp sẽ do công ty cổ phần hoặc công ty TNHH (công ty tư nhân) phát hành.
  • Trái phiếu chính phủ không có khả năng chuyển đổi còn trái phiếu doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi.

trái phiếu chính phủ

Trái phiếu chính phủ an toàn hơn nhưng mức tăng trưởng của trái phiếu doanh nghiệp cao hơn

  • Trái phiếu chính phủ thường có kỳ hạn khá dài chứ không có ngắn hạn, mức bảo toàn vốn gần như tuyệt đối, rủi ro cực thấp. Còn trái phiếu doanh nghiệp thì có khả năng chuyển đổi những rủi ro lại ở mức trung bình, vốn bảo toàn tương đối.
  • Mục đích phát hành của hai loại khác nhau: Trái phiếu chính phủ phát hành nhằm bổ sung vốn cho ngân sách nhà nước, bù đắp chi tiêu chính phủ. Còn trái phiếu doanh nghiệp dùng cho mục tiêu phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp không? 

Trái phiếu là kênh đầu tư rất tốt trên thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư không nên bỏ qua.  So với cổ phiếu, trái phiếu được đánh giá có mức an toàn cao và rủi ro thấp hơn – bạn sẽ duy trì được nguồn thu nhập của mình trong dài hạn.

Việc mua đi bán lại trái phiếu doanh nghiệp, cũng là cách kiếm lời khá nhanh chóng bởi tính thanh khoản của nó cao. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo người giao dịch có thể thu hồi vốn trong khi cổ phiếu thì không thể. Cho nên, đây là kênh đầu tư rất tốt dù bạn chưa có kinh nghiệm về chứng khoán nhiều. 

Có thể nói lợi tức cố định của trái phiếu là điểm kém thu hút nhà đầu tư, nếu thị trường phát triển tốt, cổ đông có thể nhận được thu nhập nhiều hơn trong khi trái chủ vẫn nhận được khoản thu nhập cố định. Vậy nên, trước khi bỏ vốn ra đầu tư, bạn cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm mình sắp mua để không cảm thấy bị thiệt hại về thu nhập nhé.

Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh không?

Nhà đầu tư nên mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, nếu bạn lo sợ về độ rủi ro của loại chứng khoán này. Thông thường, trái phiếu có bảo lãnh được phát hành để nâng cao uy tín và niềm tin của tổ chức phát hành. Những tài sản bảo lãnh đảm bảo cơ hội thu lại vốn trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Nó giảm thiểu rủi ro cho người nắm giữ. Tuy nhiên, lãi suất của nó sẽ thấp hơn so với những loại khác. Tóm lại đây là kênh đầu tư an toàn rủi ro thấp mà bạn không nên bỏ qua.

lợi-tức-trái-phiếu

Mua trái phiếu doanh nghiệp để có được khoản lợi tức lâu dài

Những lợi ích dành cho nhà đầu tư

Nhà đầu tư khi sở hữu trái phiếu của một tổ chức, bạn sẽ trở thành chủ nợ, được nhận lãi suất theo kỳ hạn quy định và toàn bộ vốn gốc lúc đáo hạn. Bạn được ưu tiên nhận tài sản thanh lý nếu doanh nghiệp vỡ nợ hoặc phá sản.

Không chỉ có được một khoản lợi tức duy trì đều đặn, bạn sử dụng trái phiếu như một công cụ đầu tư giúp phân tán rủi ro của toàn bộ danh mục sản phẩm của mình, thực hiện được mục tiêu lâu dài đã đề ra. Đây cũng là công cụ giúp phòng tránh diễn biến khủng hoảng thị trường, đảm bảo an toàn vốn cho chủ đầu tư.

Mẫu trái phiếu doanh nghiệp cơ bản

Trái phiếu doanh nghiệp khi phát hành sẽ có một số thông tin quan trọng sau:

  • Thông tin doanh nghiệp phát hành:
  • Điều kiện và điều khoản của trái phiếu:
  • Phương thức thanh toán gốc lãi
  • Quyền của nhà đầu tư sở hữu trái phiếu
  • Phương thức thực hiện quyền
  • Cam kết đảm bảo
  • Điều khoản mua lại hoặc hoán đổi
  • Thông tin các tổ chức tham gia đợt phát hành.

Nhà đầu tư cần lưu ý những thông tin này để đảm bảo quyền lợi khi nắm giữ trái phiếu.

Những lưu ý cho nhà đầu tư khi chọn trái phiếu doanh nghiệp

Trước khi đầu tư vào lĩnh vực nào, đặc biệt là lĩnh vực thị trường tài chính chứng khoán, bạn cần tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo bản thân đưa ra quyết định đúng nhất. Trái phiếu doanh nghiệp rất được ưa chuộng bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho trái chủ. Được đánh giá là an toàn nhưng nó vẫn tồn tại những rủi ro không thể bỏ qua.

Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, để giảm thiểu rủi ro bạn cần tìm và mua của những tổ chức uy tín trên thị trường. Tham khảo và theo dõi diễn biến thị trường, để khi nào thấy được nguy có để bán ngay thu hồi lại vốn. Chuẩn bị kỹ trước khi đầu tư là cách rủi ro hiệu quả nhất. Ngoài ra, tham khảo những kinh nghiệm từ các bài học đầu tư sẽ giúp bạn tự tin hơn.

Với những thông tin này hy vọng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về trái phiếu doanh nghiệp. Bạn không thể ngay lập tức trở thành chuyên gia đầu tư chứng khoán, hãy học hỏi và luyện tập để kết quả đầu tư tốt nhất. Chúc bạn thành công.

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay