Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Vốn pháp định là gì? Quy định mới về vốn pháp định bạn đã biết chưa?

Vốn doanh nghiệp gồm nhiều loại, với đặc điểm, tiêu chí và quy định khác nhau. Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu giúp việc kinh doanh hiệu quả, tuân thủ pháp luật. Vốn pháp định là loại vốn quan trọng của một số doanh nghiệp cần có. Vậy, vốn pháp định là gì? Quy định mới của pháp luật về vốn pháp định như thế nào? Bài viết dưới đây của Finhay sẽ giúp bạn tìm hiểu về vốn pháp định một cách chi tiết.

Tìm hiểu quy định về vốn pháp định 

Khi cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể cần hiểu về quy định vốn pháp định. Nhà nước có quy định rõ ràng về định nghĩa, đặc điểm của vốn pháp định để cá nhân/tổ chức chuẩn bị cơ cấu vốn hiệu quả.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là vốn đầu tư nhất định phải có, trong một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo khoản 7, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020: “Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có để mở công ty, với một số ngành nghề có điều kiện, theo quy định của pháp luật”.

von-phap-dinh-la-gi

Vốn pháp định được cơ quan có thẩm quyền ấn định, theo quy định cụ thể cho từng lĩnh vực ngành nghề riêng. Đồng thời, vốn pháp định được hiểu là căn cứ để đánh giá xem dự án kinh doanh này có hoạt động được không. Quy định về vốn pháp định nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro doanh nghiệp không có vốn, không đủ năng lực hoạt động tràn lan, gây ảnh hưởng đến bạn hàng.

Đặc điểm của vốn pháp định

Mỗi loại hình vốn sẽ có đặc điểm riêng, thể hiện đặc trưng, tầm quan trọng với doanh nghiệp. Đặc điểm cụ thể của vốn pháp định:

  • Đối tượng áp dụng: Vốn pháp định cấp cho các chủ thể kinh doanh (cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể, pháp nhân…).
  • Phạm vi áp dụng: Vốn pháp định chỉ áp dụng cho một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Có quy định trong danh sách ngành nghề kinh doanh Việt Nam).
  • Ý nghĩa pháp lý: Vốn pháp định giúp giảm thiểu rủi ro cho bạn hàng về năng lực của doanh nghiệp. Đồng thời, loại vốn này còn là căn cứ để công ty tổ chức hoạt động kinh doanh sau khi thành lập hiệu quả.
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận vốn pháp định: Trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động.
  • Giá trị vốn pháp định so với vốn chủ sở hữu: Yêu cầu vốn góp kinh doanh phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.

y-nghia-von-phap-dinh

Ý nghĩa của vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định được pháp luật quy định rõ ràng trong văn bản. Đây không phải quy định xâm phạm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà là biện pháp bảo vệ quyền lợi của người mua hàng, đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh.

Vậy ​​vốn pháp định có bắt buộc không? Vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề cụ thể, có điều kiện trong quy định. Những ngành kinh doanh cần có vốn pháp định là lĩnh vực nhạy cảm, tác động lớn đến nền kinh tế và đời sống hàng ngày. 

Do vậy, vốn pháp định là điều kiện giúp đánh giá năng lực tài chính, khả năng hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, đảm bảo môi trường kinh tế thị trường an toàn, công bằng.

Đối với công ty có vốn pháp định sẽ là bằng chứng chứng minh năng lực cho cơ quan nhà nước, khách hàng, đối tác. Dựa trên sự ổn định về cơ cấu vốn, doanh nghiệp sẽ được khách hàng tin tưởng hợp tác đầu tư, từ đó phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thường xuyên, định kỳ thanh tra kiểm tra vốn chủ sở hữu và vốn pháp định. Yêu cầu, vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động không thể giảm sút xuống dưới mức vốn pháp định. Thông tin vốn sẽ được công khai giúp chủ nợ, khách hàng, đối tác cân nhắc thực hiện giao dịch với doanh nghiệp trên, đảm bảo an toàn cho tài sản và tiền bạc của mình.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định khác nhau như thế nào?

Vốn điều lệ và vốn pháp định là hai loại vốn quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động kinh doanh của công ty. Hiểu rõ sự khác biệt của hại loại vốn này sẽ giúp cá nhân/tổ chức chuẩn bị nguồn lực hiệu quả.

  • Về quy định mức vốn: Vốn điều lệ không yêu cầu mức tối thiểu hay tối đa. Trong khi, vốn pháp định được pháp luật quy định mức tối thiểu cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, vốn điều lệ không được nhỏ hơn vốn pháp định.
  • Thời hạn góp vốn: Vốn điều lệ cần thực hiện góp vốn trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày đăng ký. Vốn pháp định cần có đủ mức quy định khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
  • Văn bản quy định vốn: Vốn điều lệ được ghi rõ trong điều lệ công ty về mức vốn cam kết góp của từng thành viên/cổ đông. Vốn pháp định được quy định trong văn bản chuyên ngành hay các văn bản nghị định do cơ quan chức năng ban hành.
  • Cơ sở áp dụng: Vốn điều lệ áp dụng cho tất cả các mô hình công ty. Đồng thời, các thành viên cam kết góp vốn điều lệ, chịu trách nhiệm góp vốn với từng loại hình doanh nghiệp. Trong khi, vốn pháp định sẽ áp dụng mức vốn khác nhau cho từng loại hình ngành nghề có điều kiện.
  • Tính thay đổi của vốn: Vốn điều lệ có thay đổi tăng – giảm trong quá trình hoạt động, được quy định trong từng trường hợp cụ thể. Vốn pháp định cố định đối với ngành nghề kinh doanh nhất định.

phan-biet-von-phap-dinh-va-von-dieu-le

Những ngành nghề kinh doanh nào yêu cầu cần có vốn pháp định?

Khi mở công ty, đăng ký hoạt động, cá nhân/tổ chức cần chú ý tìm hiểu xem lĩnh vực đăng ký có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không. Tuỳ từng ngành nghề mà có thể sẽ yêu cầu số vốn pháp định tối thiểu hoặc không. Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh nào cần có vốn pháp định sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị vốn đầy đủ, đúng quy định.

Các ngành nghề cần vốn pháp định

Danh sách vốn pháp định của một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ được căn cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vốn pháp định của các ngành nghề khác nhau sẽ được quy định tại các văn bản khác nhau. 

Lĩnh vực ngân hàng

  • Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng có 1000% vốn nước ngoài và ngân hàng đầu tư: Vốn pháp định tối thiểu 3000 tỷ VNĐ đồng. 
  • Ngân hàng chính sách và ngân hàng phát triển: 5000 tỷ đồng
  • Ngân hàng chính sách nước ngoài: 15 triệu USD
  • Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
    • Công ty tài chính: tối thiểu 500 tỷ VNĐ
    • Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ VNĐ

Lĩnh vực tài chính

Vốn pháp định đối với lĩnh vực tài chính sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau đối với từng sản phẩm khác nhau: 

  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ VNĐ
  • Dịch vụ kiểm toán: 6 tỷ VNĐ
  • Công ty chứng khoán:
    • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng
    • Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng
    • Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng
    • Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng. 
  • Công ty quản lý quỹ: 25 tỷ VNĐ
  • Bảo hiểm nhân thọ: 
    • Các loại bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe (trừ bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm liên kết đơn vị): 600 tỷ đồng
    • Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm liên kết đơn vị: 800 tỷ VNĐ – 1000 tỷ đồng
  • Kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ: 300 tỷ VNĐ
  • Dịch vụ môi giới/tư vấn mua bán nợ: 5 tỷ VNĐ
  • Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng
  • Dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ đồng.  

Lĩnh vực vận tải, hàng không

  • Kinh doanh sân bay/cảng hàng không: Với nội địa là 100 tỷ đồng và quốc tế là 200 tỷ đồng
  • Dịch vụ hàng không nhưng không bao gồm dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, kho hàng, dịch vụ cung cấp xăng dầu: 100 tỷ
  • Vận tải biển quốc tế: 5 tỷ

Lĩnh vực lao động – xã hội

  • Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động: 2 tỷ đồng
  • Kinh doanh dịch vụ việc làm: ký quỹ tối thiểu 300 triệu đồng
  • Dịch vụ xuất khẩu lao động: 5 tỷ VNĐ

Lĩnh vực công thương

  • Bán hàng đa cấp: 10 tỷ đồng
  • Tạm nhập tái xuất hàng hoá đã qua sử dụng (đối với các hàng hoá trong danh mục quy định): ký quỹ 7 tỷ đồng
  • Tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh: ký quỹ 10 tỷ đồng.

Lĩnh vực giáo dục

  • Thành lập trường đại học tư thục: tối thiểu 1000 tỷ đồng, đối với thành lập phân hiệu trường đại học tư thục: 250 tỷ đồng (không bao gồm đất xây dựng)
  • Thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục: 50 tỷ đồng
  • Thành lập phân hiệu trường đại học có vốn nước ngoài: tối thiểu 250 tỷ đồng (không bao gồm phí sử dụng đất)

nganh-nghe-nao-can-von-phap-dinh

Các ngành nghề không cần vốn pháp định

Theo quy định hiện hành, các ngành nghề KHÔNG cần vốn pháp định bao gồm: 

  • Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu, vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và du lịch
  • Kinh doanh phân bón vô cơ
  • Bảo hành/bảo dưỡng ô tô
  • Kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đường sắt
  • Hoạt động tổ chức/bồi dưỡng/đào tạo về đấu thầu
  • Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (áp dụng với đối tượng khách hàng là người nước ngoài)
  • Thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh. 

Hiểu về vốn pháp định sẽ giúp cá nhân/tổ chức chuẩn bị nguồn lực hiệu quả, giúp công ty đi vào hoạt động. Vốn pháp định quan trọng, cần được hoàn thiện, tạo lòng tin cho đối tác, khách hàng cũng như tránh các vi phạm không đáng có. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vốn pháp định và những quy định mới nhất.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay