Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Bản tin thị trường ngày 18/05: Chứng khoán tiếp tục tăng, khối ngoại quay lại mua ròng

Sau một phiên hồi phục mạnh mẽ, thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch tích cực nhờ động lực từ nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ. Dù mức tăng thấp hơn so với phiên giao dịch trước đó, nhưng đây vẫn là một dấu hiệu tốt. Sau một phiên bán ròng, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng.

Thị trường tiếp tục hồi phục

VN-Index có phiên thứ 2 liên tiếp tăng điểm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/05, VN-Index đạt 1.240,76 điểm, tăng 12,39 điểm. Chỉ số VN30-Index đạt 1.286,41 điểm, tăng 0,54%. Toàn thị trường có 272 mã tăng điểm, riêng nhóm VN30 có 10 mã cổ phiếu tăng điểm.

VN-Index có phiên thứ 2 liên tiếp tăng điểm

Trong đó, nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ có một phiên giao dịch tích cực, trở thành trụ đỡ của thị trường. Dù thị trường vẫn giữ được sắc xanh nhưng nhiều nhóm cổ phiếu đã hạ nhiệt so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Nổi bật trong đó là nhóm cổ phiếu chứng khoán.

STB và SHB là 2 mã cổ phiếu giao dịch tích cực nhất, tăng hết biên độ và trở thành trụ đỡ của thị trường. Cùng với đó, MSN cũng có phiên tăng điểm khả quan, đạt mốc 103.200đ/cp khi thị trường đóng cửa. Các mã cổ phiếu thuộc nhóm ngành thép, phân bón, xây dựng cũng tăng điểm, vượt xa so với mốc tham chiếu.

Ở chiều ngược lại, SAB, PDR, FPT là các mã cổ phiếu mất điểm mạnh nhất trong nhóm vốn hoá lớn, mất hơn 2% điểm. Các cổ phiếu ngành ngân hàng như VCB, SAB, FPT có mức giảm không nhiều nhưng cũng tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới mức tăng của thị trường.

Ngược với xu thế chung của nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ trong phiên giao dịch ngày 18/05, nhóm cổ phiếu FLC “ngược chiều” mất điểm. Cổ phiếu FLC mất 4,2% khi thị trường đóng cửa. Các mã cổ phiếu khác như ROS, HAI, AMD cũng mất từ 1,5 – 2%.

Nhóm cổ phiếu bất động sản tưởng như sẽ có phiên giao dịch tiêu cực nhưng lại bớt tiêu cực hơn vào cuối phiên giao dịch. Ngược lại, nhóm cổ phiếu du lịch lại mất điểm vào cuối phiên. Hai mã cổ phiếu lớn nhất nhóm ngành du lịch là HVN và VJC mất lần lượt là 2,1% và 1,8%.

Dù thị trường đang tăng điểm nhưng tâm lý của các nhà đầu tư vẫn tương đối thận trọng. Giá trị giao dịch chỉ đạt 13.840 tỷ đồng, giảm gần 500 tỷ đồng so với phiên giao dịch trước đó. Đây là mức thấp thứ 2 kể từ đầu tháng 5 đến nay. Dòng tiền chủ yếu tập trung ở nhóm vốn hoá lớn như SSI, HPG, STB.

Sau một phiên bán ròng, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng với giá trị hơn 170 tỷ đồng. GAS, VNM là các mã được mua ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt là 57,12 tỷ và 43,12 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, SSI là mã bị bán ròng nhiều nhất, đạt 129,12 tỷ đồng.

Sau một phiên bán ròng, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng với giá trị hơn 170 tỷ đồng

Điểm tin thị trường

  • Vietjet Air (VJC) thông báo trong 3 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp này đạt doanh thu 3.340 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là nhờ mảng vận chuyển hoạt động hiệu quả sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Doanh thu từ vận chuyển chiếm tới 65% tổng doanh thu quý I của VJC.
  • Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2022. Theo đó, các chỉ tiêu của ngân hàng này đều tăng trưởng ổn định. Tổng thu nhập của SCB đạt 2.928 tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế của SCB đạt 457 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2021.
  • CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) dự kiến sẽ chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu và phát hành theo chương trình ESOP. Số lượng cổ phiếu phát hành để chi trả cổ tức dự kiến là 19 triệu cổ phiếu, tỷ lệ chi trả bằng cổ phiếu là 13%. Đối với phương án phát hành theo chương trình ESOP, IDJ dự kiến chào bán 7,4 triệu cổ phiếu với giá 10.000đồng/cổ phiếu.
  • Tổng Công ty Lương thực miền Nam (VSF) tiếp tục có một quý hoạt động thua lỗ. Trong 3 tháng đầu năm 2022, doanh thu của VSF chỉ còn 2.804 tỷ đồng, sụt giảm 24% so với cùng kỳ. Như vậy, VSF đã có 12 năm liên tục thua lỗ. Lý giải cho nguyên nhân này, VSF cho biết, do thiếu vốn để thực hiện sản xuất, kinh doanh nên ảnh hưởng tới hoạt động mua vào của doanh nghiệp.
  • Viglacera (VGC) thông báo, chỉ riêng tháng 4, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này đã đạt 344 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 4 tháng đầu năm, VGC đã đạt lợi nhuận trước thuế là 1.240 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch của cả năm.
  • Tập đoàn PAN (PAN) thông báo thu mua thành công 7,4 triệu cổ phiếu của CTCP Bibica (BBC). Sau khi thu mua thành công, tập đoàn PAN đã nâng số lượng vốn sở hữu tại BBC từ 58,94% lên 98,3%.
  • CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) dự kiến chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%. Thời gian chốt danh sách dự kiến vào ngày 01/6 và trả cổ tức vào ngày 10/6/2022. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của RAL vào khoảng 22,9 triệu. Như vậy, doanh nghiệp này cần chi hơn 57 tỷ đồng để trả cổ tức.

Banner Stock

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay