Bản tin thị trường ngày 26/05: VN-Index tăng nhẹ, cổ phiếu đường trở thành điểm sáng
VN-Index đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động. Tưởng như thị trường sẽ có một phiên mất điểm thì nhờ những dấu hiệu hồi phục vào cuối phiên, VN-Index đã đóng cửa với sắc xanh, dù mức tăng không quá đáng kể, chỉ 0,01%.
VN-Index tăng nhẹ, cổ phiếu đường trở thành điểm sáng
Thị trường chứng khoán ngày 26/5 chứng kiến nhiều pha rung lắc. Mở cửa phiên sáng, VN-Index tiếp tục giữ được đà tăng của ngày hôm qua. Sau đó giảm nhẹ và mất điểm trong phiên giao dịch buổi chiều.
Thị trường rung lắc mạnh cho thấy tâm lý e ngại của các nhà đầu tư sau nhiều đợt giảm sâu. Dù cuối phiên giao dịch thị trường có dấu hiệu hồi phục, nhưng điều đó chỉ đủ giúp VN-Index tăng nhẹ khi thị trường đóng cửa.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng nhẹ 0,01%, đạt 1.268,57 điểm. Tuy nhiên, VN30-Index lại không giữ được sắc xanh, mất 0,09%, còn 1.309,5 điểm. Toàn thị trường có 252 mã cổ phiếu tăng điểm.
Riêng nhóm VN30 chỉ có 12 mã tăng, có 18 mã giảm điểm và 3 mã kết thúc phiên giao dịch ở mức tham chiếu. Trong đó, PLX và SSI tăng mạnh nhất với mức tăng lần lượt là 2,8% và 2,3%. Ở chiều ngược lại, POW và MSN là 2 mã mất điểm mạnh nhất. Tuy nhiên mức giảm cũng chỉ đạt 1,9% và 1,7%.
Cổ phiếu ngân hàng sau 2 phiên tăng điểm đã chững lại đà tăng, nhiều mã cổ phiếu mất điểm, gây áp lực lên thị trường. Chẳng hạn như STB mất 1,5%, MBB mất 1,4%, các mã cổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm VN30 như VCB, HDB, TPB… cũng không giữ được đà tăng.
Điểm sáng hôm nay thuộc về nhóm cổ phiếu đường. Trái ngược với xu hướng chung của thị trường, các mã cổ phiếu đường như STB, LSS, QNS có phiên giao dịch cực kỳ tích cực. Trong đó, SBT, LSS tăng trần, QNS cũng tăng gần 4%.
Nguyên nhân lý giải cho việc cổ phiếu đường tăng cao trong phiên giao dịch ngày 26/05 được cho là do thông tin từ về việc Ấn Độ sắp ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu. Hiện nay, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ 2 trên thế giới. Nhằm bảo vệ nguồn cung đường trong nước, Ấn Độ sẽ hạn chế xuất khẩu đường, điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu đường Việt Nam, giúp nhóm đường bứt tốc trong phiên giao dịch hôm nay.
Thanh khoản của thị trường tiếp tục lùi về mức thấp, khoảng 16,1 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 300 tỷ đồng. Trong đó, HPG tiếp tục là mã cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất (-102,96 tỷ). Tiếp theo là VIC và DXG với giá trị bán ròng lần lượt là -65,66 tỷ đồng và -57,5 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND được các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất (+209,11 tỷ đồng).
Điểm tin thị trường
- CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) vừa phê duyệt kế hoạch triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cổ phiếu được phát hành dưới dạng cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Số lượng cổ phiếu phát hành dự kiến khoảng 34 triệu cổ phiếu, tổng giá trị phát hành gần 339,5 tỷ đồng.
- Cổ phiếu LCM của CTCP Khai thác và chế biến khoáng sản Lào Cai vừa bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, bắt đầu từ ngày 25/05. Nguyên nhân cổ phiếu LCM bị đưa vào diện hạn chế giao dịch là do doanh nghiệp này quá 45 ngày chưa nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021. Kể từ ngày 25/05, cổ phiếu LCM chỉ được giao dịch buổi chiều theo 2 phương thức là khớp lệnh tập trung và giao dịch thoả thuận.
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) dự kiến sẽ phát hành 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức. Tỷ lệ trả cổ tức là 25%, ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức là ngày 03/06. Sau khi chia cổ tức thành công, vốn điều lệ của ngân hàng ACB dự kiến sẽ tăng từ 27,019 tỷ đồng lên 33,774 tỷ đồng.
- CTCP Than Miền Bắc (TMB) dự kiến sẽ trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%. Ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ tức là ngày 31/05. Thời gian trả cổ tức dự kiến vào ngày 10/06. Hiện nay, TMB đang lưu hành 15 triệu cổ phiếu, doanh nghiệp này dự kiến sẽ phải chi trả 22,5 tỷ đồng để chi trả cổ tức.
- CTCP Bưu chính Viettel (VTP) vừa công bố BCTC quý I. Theo đó, doanh nghiệp này có doanh thu tăng gần 12% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 4% so với cùng kỳ năm 2021. Kết thúc quý I, Viettelpost đã hoàn thành 22% kế hoạch về doanh thu và 21% kế hoạch lợi nhuận ban đầu.
- Vimedimex (VMD) vừa thông báo báo cáo tài chính quý I. Trong 3 tháng đầu năm 2021, VMD chỉ lãi vỏn vẹn 192 triệu đồng, giảm tới 98% so với cùng kỳ năm trước. Điểm sáng hiếm hoi của Vimedimex thuộc về mảng hoạt động tài chính khi doanh thu từ mảng này tăng gấp đôi cùng kỳ. Tuy nhiên, do đóng góp của hoạt động tài chính khá khiêm tốn nên không có nhiều tác động tới kết quả kinh doanh của VMD.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu