Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Chỉ số PEG là gì? Ứng dụng của PEG trong định giá chứng khoán

PEG là chỉ số tài chính quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào trong thị trường cũng nên tìm hiểu và vận dụng vào quá trình đầu tư. Rất nhiều nhà đầu tư đã tìm được cơ hội lớn bằng cách tính chỉ số PEG và kết hợp với các phương pháp lựa chọn cổ phiếu truyền thống khác. Vậy PEG là gì? Cách tính thế nào và các áp dụng khi định giá chứng khoán ra sao? Cùng Finhay tìm hiểu chi tiết về chỉ số này qua bài viết dưới đây. 

Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là chỉ số định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư xác định những cổ phiếu tiềm năng. Trong đó, PEG là viết tắt của từ Price Earnings to Growth, được hiểu là là hệ số so sánh giữa chỉ số P/EEPS.

peg-la-gi

Chỉ số này được phát triển lần đầu tiên bởi Peter Lynch và nhắc đến trong quyển sách One Up On Wall Street năm 1989. Đây là chỉ số dùng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ chính cổ phiếu đó. 

Từ đó, bạn có thể lọc ra những cổ phiếu tiềm năng trong hàng loạt mã cổ phiếu trên thị trường, việc này giúp tiến gần hơn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả. Ngoài ra, PEG giúp nhà đầu tư tìm được mã cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư có lợi hơn.

Cách tính chỉ số PEG

Chỉ số PEG thông thường và PEG khi có điều chỉnh cổ tức sẽ có sự khác biệt.

Công thức tính chỉ số PEG thông thường

PEG = P/E / Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G)

Trong đó:

  • P/E là hệ số giá trên lợi nhuận của một cổ phiếu. Thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập mỗi cổ phiếu.
  • EPS (G) – chỉ số tốc độ tăng trưởng thu nhập được tính theo kết quả dự phóng EPS – tốc độ tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu.

Đối với chỉ số PEG điều chỉnh

PEG điều chỉnh = P/E / (Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS + tỷ suất cổ tức Y)

Nguyên nhân mà người ta phải sử dụng công thức này thay thế trong trường hợp điều chỉnh cổ tức vì trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp ngành tiện ích, năng lượng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thường thấp, làm cho chỉ số PEG lớn hơn 1.

tinh-chi-so-peg

Nếu chỉ nhìn vào điều này và đưa ra đánh giá tổ chức hoạt động không tốt và bị định giá quá cao sẽ không chính xác, vì thực tế doanh nghiệp này có hoạt động kinh doanh ổn định, dòng tiền lớn, chi trả cổ tức bằng tiền mặt khá cao. Nếu tính chỉ số PEG theo cách tính thông thường, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào những cổ phiếu tiềm năng đó.

PEG bao nhiêu là tốt? Làm gì khi PEG âm?

PEG bao nhiêu là tốt? 

Theo nhiều chuyên gia, các mã cổ phiếu có chỉ số PEG dao động từ 1 – 1.5 có thể chấp nhận đầu tư nếu mã này của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có ứng dụng công nghệ cao, cung cấp sản phẩm xuyên biên giới. 

PEG cao hay thấp sẽ tốt hoặc không tốt còn tùy thuộc vào vị thế của bạn là người bán hay người mua. Nhà đầu tư thường muốn bán các cổ phiếu có PEG cao, trong khi lại ưu tiên mã cổ phiếu có PEG thấp để mua vào, PEG bao nhiêu là tốt phụ thuộc vào mục đích đầu tư của bạn.

Làm gì khi PEG âm?

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần xét thêm một trường hợp khác, khi PEG < 0, lúc này nhà đầu tư nên làm gì hợp lý? Có hai trường hợp sẽ xảy ra:

  • P/E âm tức phần tử của phép tính âm: Doanh nghiệp nguy cơ giải thể, phá sản, không có ý nghĩa về mặt kinh tế hay định giá.
  • EPS (G) âm tức phần mẫu âm: Lợi nhuận tương lai ít hơn hiện tại và cả quá khứ. Tuy nhiên cần theo dõi chỉ số này trong dài hạn ít nhất 3 năm vì nguyên nhân gây ra giá trị âm là do doanh nghiệp mới thành lập, chưa ổn định, gặp khó khăn nhất thời, do biến động kinh tế, nội tại doanh nghiệp,…

luu-y-khi dau tu

Như vậy khi PEG âm bạn nên sử dụng công cụ định giá tài chính khác, kết hợp phân tích để đảm bảo an toàn vốn của bản thân.

Ý nghĩa PEG trong chứng khoán 

Trước khi ra quyết định đầu tư vào một mã cổ phiếu nào đó, nhà giao dịch thường hướng đến giá trị của nó trong tương lai, kỳ vọng về sự tăng trưởng dài hạn. Việc tính toán chỉ số PEG giúp bạn đánh giá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua theo dõi tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu.

y-nghia-peg

Khi PEG > 1 

Cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với giá trị thực tế. Nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm thường ít mua vào những cổ phiếu này vì lo lắng sẽ thua lỗ. Nếu bạn đang sở hữu cổ phiếu PEG > 1 nên ưu tiên bán ra chứ không cần mua thêm vào.

Cũng có trường hợp người ta chọn mua những cổ phiếu có PEG cao nếu mã cổ phiếu thuộc những doanh nghiệp có vị thế đầu ngành, độc quyền, công nghệ, ngành nghề mang tính chất đầu cơ,… sau đó kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong tương lai.

Khi PEG = 1

Lúc này, giá cổ phiếu bằng với giá trị thực, nhà đầu tư đang đánh giá đúng và có hoạt động hợp lý. Bạn không nên mua cũng không cần bán ra.

Tuy nhiên, hiện nay, có quá nhiều thông tin, yếu tố tác động đến giá cổ phiếu như tin tức, sự kiện, tâm lý nhà đầu tư,… chúng có thể làm thay đổi giá cổ phiếu bị đẩy lên cao hoặc xuống thấp hơn giá trị thực.

Khi PEG < 1

Khả năng mã cổ phiếu đó đang bị thị trường định giá thấp, nhà đầu tư không kỳ vọng nhiều về mức tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai. Xu hướng chung là nhà giao dịch lựa chọn mua vào những cổ phiếu như thế này, tất nhiên ưu tiên nhất là những cổ phiếu của doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức đều đặn, kết hợp với xem xét yếu tố tài chính của công ty.

Nhà đầu tư lưu ý, những cổ phiếu mang tính đầu cơ và có chu kỳ thường sẽ bùng nổ ở giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh. Ngược lại nếu có dấu hiệu suy thoái thì giá trị cổ phiếu đó sẽ bị suy giảm nhanh chóng. Lựa chọn những mã cổ phiếu này phải hết sức thận trọng.

Hướng dẫn tra cứu PEG trong đầu tư

Chỉ số PEG được xác định dựa trên tử số là P/E và mẫu số là EPS (G). Để tra cứu PEG bạn cần tính được P/E và EPS.

Hệ số P/E hoàn toàn có thể tính chính xác vì dựa trên dữ liệu từ quá khứ. Trong khi đó EPS lại xác định dựa vào kết quả dự phóng – kết quả trong tương lai nên nó không phải là con số tuyệt đối. Như vậy làm cách nào tra cứu chính xác PEG? Bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau:

  • Bạn có thể dùng công thức tốc độ tăng trưởng trung bình – AAGR hoặc tăng trưởng kép CAGR để điều chỉnh mức dự phóng tăng trưởng, từ đó EPS cho ra kết quả hợp lý hơn.
  • Sử dụng con số tăng trưởng dự phóng trung bình ngành trên các tài liệu, báo chí và tiến hành điều chỉnh lại dựa theo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn đang phân tích.
  • Lấy kế hoạch kinh doanh công bố của chính doanh nghiệp (kế hoạch được xây dựng dựa vào lợi nhuận sau thuế, số lượng cổ phiếu phát hành thêm, …) làm căn cứ dự phóng EPS.

peg-bao-nhieu-la-tot

Ở cách thứ hai và thứ ba, bạn cần thận trọng trước những báo cáo tài chính đã được “làm đẹp” những con số vì nhiều mục đích của tổ chức.

Những lưu ý quan trọng khi đầu tư 

Chỉ số PEG rất được yêu thích trong quá trình đầu tư của nhiều nhà giao dịch. Nó đóng vai trò quan trọng cho việc nghiên cứu đầu tư cổ phiếu, nhưng nếu bạn dùng chỉ số này để làm nền tảng đánh giá chủ quan thì kết quả không phải lúc nào cũng đúng.

Khi sử dụng PEG cần lưu ý:

  • Nhà đầu tư nên kết hợp với các thông tin liên quan khác để có được cái nhìn toàn diện, tổng thể bức tranh tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
  • Chỉ nên sử dụng chỉ số PEG và số liệu dự phóng để tham khảo, đánh giá triển vọng tương lai, chất lượng công ty theo hướng khách quan. Không nên tự ý định giá theo chủ quan cá nhân.
  • Đừng nên kỳ vọng quá nhiều vào tương lai và ra quyết định mua vào số lượng lớn cổ phiếu có PEG cao. Bạn cần chọn phương án mua an toàn với kết quả chỉ số PEG vừa phải để giảm thiểu rủi ro đầu tư.

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về chỉ số PEG mà Finhay muốn mang đến cho bạn đọc. Từ đó giúp nhà đầu tư hiểu PEG là gì trong chứng khoán và ứng dụng chỉ số này hiệu quả để đạt được thành công trong chiến lược đầu tư của mình. Đây là một chỉ số quan trọng, giúp nhà đầu tư có thể định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng để đưa ra phương hướng đầu tư đúng đắn và hiệu quả nhất.

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay