Giá dầu ảnh hưởng đến giá vàng như thế nào?
Dầu thường được coi là dẫn đầu trong thị trường hàng hóa, nơi mà sự thay đổi của giá dầu ảnh hưởng đến giá của các hàng hóa khác, bao gồm cả vàng. Điều này ngụ ý rằng, những thay đổi trong giá vàng có thể được theo dõi bằng cách quan sát các biến động của giá dầu, thông qua một số yếu tố. Vậy giá dầu ảnh hưởng đến giá vàng như thế nào?
Mối tương quan giữa giá dầu và giá vàng
Dầu và vàng là những mặt hàng chiến lược nhất trên thế giới và đã nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây; một phần là do sự tăng giá của dầu với vàng và sự gia tăng trong các ứng dụng kinh tế.
- Dầu thô là hàng hóa được giao dịch phổ biến nhất trên thế giới và giá của nó là loại dễ biến động nhất trên thị trường hàng hóa. Trong khi đó, vàng được coi là dẫn đầu trong thị trường kim loại quý khi sự tăng giá của nó dường như dẫn đến sự biến động song song của giá các kim loại quý khác.
- Vàng cũng là một tài sản đầu tư và thường được biết đến như một “nơi trú ẩn an toàn” trước những rủi ro ngày càng tăng trên thị trường tài chính. Chúng được sử dụng như một công cụ quản lý rủi ro trong việc bảo hiểm và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trên thị trường tiên tiến và mới nổi, các nhà đầu tư thường chuyển đổi giữa dầu và vàng hoặc kết hợp chúng giúp đa dạng nguồn tiền của họ.
Vàng có tác động quan trọng tới tâm lý quốc gia và bất kỳ sự tăng giá nào của nó đều gây chú ý. Các ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý tiền tệ thường theo dõi giá vàng, để xác định liệu chính sách tiền tệ của họ có đi đúng hướng hay chưa. Do đó, nếu giá dầu ảnh hưởng đến giá vàng, việc quan sát diễn biến giá dầu có thể giúp các nhà hoạch định chính sách dự đoán giá vàng và đưa ra chính sách kinh tế phù hợp. Điều tra mối quan hệ lợi nhuận giữa giá dầu và vàng sẽ cung cấp manh mối cho các nhà đầu tư, để đưa ra chiến lược đầu tư tốt nhất.
Giá dầu giảm ảnh hưởng tới giá vàng như thế nào?
Lý do giá dầu sụt giảm là bởi nguồn cung quá dồi dào trong bối cảnh nhu cầu sử dụng lại thấp. Khi giá dầu giảm, cùng với đó lợi suất trái phiếu và lãi suất lao dốc trên toàn cầu sẽ thúc đẩy vàng tăng giá. Đứng trước nguy cơ giảm phát, các ngân hàng trung ương phải tiếp tục bơm tiền để kích thích kinh tế, điều này sẽ làm giá vàng tăng.
Tuy nhiên, nếu giá dầu ở mức thấp quá lâu, xu hướng tăng của giá vàng có thể không kéo dài. Về ngắn hạn, vàng tăng giá khi các nhà đầu tư có nhu cầu tìm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh thị trường hoảng loạn. Nhưng nếu giá dầu vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp, có thể sẽ tạo nên giảm phát, kéo theo vàng giảm giá.
Giá dầu tăng ảnh hưởng tới giá vàng như thế nào?
Có những thời điểm giá dầu giảm và giá vàng tăng, nhưng không đồng nghĩa với việc giá của hai mặt hàng này tỉ lệ nghịch. Bởi lẽ, thị trường vàng tác động từ nhiều yếu tố. Chỉ có thể đưa ra nhận xét tương đối rằng: Khi giá dầu giảm, nền kinh tế biến động khiến giá vàng cũng biến động.
Tuy nhiên, trước những tín hiệu lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, đồng nghĩa với các hoạt động sản xuất hàng hóa và và giao thông đi lại tăng, khiến giá dầu thô tăng trở lại và sẽ nâng cao trong thời gian tới.
Và chúng ta cần quan tâm là: Lúc nền kinh tế được kích thích tăng trưởng trở lại quá hot sẽ là tiềm ẩn tạo nên lạm phát, đây là thời cơ đẩy giá vàng nâng cao nhẹ theo giá dầu trước lúc nền kinh tế vững mạnh đều và ổn định.
5 Nguyên nhân khiến giá dầu ảnh hưởng đến giá vàng
Giá vàng thường có mối tương quan và chịu tác động không nhỏ bởi giá dầu. Vậy những tác động này bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Nguồn cung dầu giảm khiến giá vàng tăng
Sản lượng dầu giảm dẫn đến lo ngại về nguồn cung, đã đẩy giá dầu tăng cao. Vấn đề này thường có hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và do đó đẩy giá cổ phiếu xuống. Khi cổ phiếu không còn sinh lời nhiều như trước đây, các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến vàng như một tài sản thay thế.
Diễn biến mối quan hệ này được quan sát khi các tập đoàn dầu giảm sản lượng dẫn đến giá dầu tăng. Điều này tác động tiêu cực đến chứng khoán Mỹ. Khi đó, vai trò của vàng như một hàng rào bảo vệ cho cổ phiếu, được định nghĩa là nơi trú ẩn an toàn trong sự sụp đổ của thị trường.
Thị trường dầu phát triển khiến giá vàng tăng
Để giảm thiểu rủi ro thị trường và duy trì giá trị hàng hóa, các nước xuất khẩu dầu chiếm ưu thế thường sử dụng nguồn thu cao (từ việc bán dầu) để đầu tư vào vàng. Và một số quốc gia bao gồm cả các nhà sản xuất dầu, họ giữ vàng như một tài sản trong danh mục dự trữ quốc tế. Khi doanh thu từ dầu tăng, dẫn đến “cầu” về vàng cũng tăng có thể có tác động đến việc tăng giá vàng.
Do đó, việc mở rộng nguồn thu từ dầu mỏ giúp tăng cường đầu tư vào thị trường vàng, làm cho giá dầu và giá vàng cùng có xu hướng tăng.
Dầu và vàng là sản phẩm giúp hạn chế lạm phát
Lạm phát dường như là yếu tố phổ biến nhất để giải thích mối quan hệ giữa dầu và vàng. Bởi lẽ, khi giá dầu thô tăng dẫn đến mặt bằng giá chung cũng tăng. Trong tình hình đó, vàng là một kênh đầu tư tốt, giá vàng sẽ tăng theo. Điều này làm phát sinh vai trò của vàng như một công cụ phòng hộ, chống lại lạm phát hiệu quả.
Mặc dù vậy, các tài liệu về mối quan hệ giá dầu-vàng còn ít ỏi vì hầu hết các nghiên cứu hiện có đều tập trung vào mối quan hệ của các mặt hàng này với các hoạt động kinh tế vĩ mô.
Đều được định giá bằng đô la Mỹ
Cả dầu và vàng đều được định giá bằng đô la Mỹ. Do đó, sự biến động của đồng đô la có thể khiến giá dầu thô và vàng quốc tế biến động cùng chiều. Khi đồng đô la Mỹ suy yếu so với các đồng tiền chính khác, đặc biệt là đồng euro, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển từ chứng khoán, tiền ảo sang vàng.
Biến động cùng chiều bởi tác động của lãi suất
Lãi suất cũng là một yếu tố trong mối quan hệ giữa thị trường dầu và vàng. Trong một số nghiên cứu về lĩnh vực này, sự gia tăng của giá hàng hóa khiến lãi suất thực tế thấp và tạo nên nguy cơ giảm giá trị của đồng đô la Mỹ.
- Cụ thể, đối với mối quan hệ giá vàng: Trong thời kỳ lãi suất của ngân hàng trung ương ở mức thấp, dẫn đến việc tăng cung tiền, kéo theo hệ lụy lạm phát tăng. Khi đó, mọi người có xu hướng phản ứng bằng cách mua vàng để bảo toàn giá trị khiến giá vàng tăng lên.
- Về mối liên hệ giữa giá dầu và lãi suất: Việc giảm lãi suất làm giảm chi phí của người tiêu dùng và nhà sản xuất, do đó làm tăng cơ hội cho giao thông, du lịch. Nhiều người tham gia giao thông hơn đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu thụ dầu cao hơn, điều này có thể khiến giá dầu tăng.
Do đó, về mặt này, có thể có một “mối tương quan thuận” giữa dầu và vàng, trong đó cả hai đều tăng hoặc giảm cùng chiều khi có biến động của lãi suất.
Biến động của thị trường dầu thô và vàng trong năm 2021
Trong 2 năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới biến động không ngừng do tác nhân covid-19. Những mặt hàng dẫn đầu như dầu thô và vàng bị ảnh hưởng không nhẹ, chúng tăng giảm thất thường từ ngưỡng thấp đến cao, có lúc đạt mức cao nhất trong 4 năm kể từ năm 2018 . Vậy thị trường vàng và dầu thô trong năm 2021 đang biến chuyển như thế nào?
Nắm bắt tình hình giá dầu thô trong năm 2021
Nguồn tin từ các hãng Bloomberg, AFP cho biết, giá dầu từ tháng 2-3/2021 tăng rất mạnh, cả ở phiên giao kỳ hạn tương lai và giao ngay. Ngày 5/3, chốt phiên giao dịch tại Anh (London), dầu thô brent biển Bắc giao tháng 5 tăng giá lên 3,9%, đạt mức 69,36 USD/thùng.
Cùng thời điểm đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 4/2021 tăng 0,8% trong phiên giao dịch ngày 4/3 lên tới 61,74 USD/thùng.
Đà tăng của giá dầu tính đến tháng 3/2021 đã đạt hơn 25% so với thời điểm đầu năm, do phần lớn nhu cầu đang tăng lên khi nền kinh tế thế giới phục hồi. Tuy nhiên, các nước thành viên của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) vẫn duy trì cắt giảm sản lượng, chưa thay đổi phương án cho tình hình mới.
Tổng kết 6 tháng đầu năm 2021, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã tăng hơn 45% do lực cầu tăng vọt, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại sau đại dịch. Đến tháng 7/2021 giá dầu tiếp tục tăng chóng mặt một lần nữa, ở mức cao nhất kể từ năm 2018 – lên trên 75 USD/thùng.
Trong khi giá dầu thế giới biến động nhanh và tăng cao, giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam lại có xu hướng ngược lại. Không chỉ sản lượng dầu xuất khẩu bị cắt giảm 50% so với cùng kỳ mà giá xuất khẩu cũng giảm.
Biến động thị trường vàng nửa đầu năm 2021 và dự báo giá vàng cuối năm
Thị trường vàng trong nước năm 2020 đã khép lại với mức tăng khá lớn, có thể nói đây là năm “sóng gió” của giá vàng do ảnh hưởng từ thế giới. Giá vàng SJC đã tăng cực mạnh, từ mức 42,6 triệu đồng/lượng vào đầu năm lên tới đỉnh lịch sử vượt 62 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 8-2020.
Bước sang năm 2021, giá vàng vẫn ở mức cao nhưng không tăng chóng mặt như năm 2020. Cụ thể, vào đầu tháng 2, vàng SJC có giá 55,70 – 56,20 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Tuy nhiên đến cuối tháng 3, vàng có mức giá giảm 300.000 – 350.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều, chỉ còn 54,10 – 54,50 triệu đồng/lượng.
Ở thị trường thế giới, Barrick Gold – một trong những nhà sản xuất vàng lớn nhất đang kỳ vọng cổ phiếu sẽ tăng giá, cùng với đó là đà tăng của giá vàng vào thời điểm cuối năm 2021. Ông cho biết, vàng thực tế trong quý II/2021 có mức giá trung bình là 1.820 USD/ounce, tăng gần 2,5% so với năm trước.
Trên Web Capital.com, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế cho rằng, do nhu cầu đầu tư và tích cóp vàng tăng khiến giá vàng có thể quay trở lại mốc 2.000 USD/ounce trong năm 2021, sau khi chạm mốc cao nhất trong lịch sử là 2.063 USD/ounce vào tháng 8/2020.
Khi con người có xu hướng đầu tư vào những mặt hàng có giá trị cao như vàng thì việc theo dõi biến động giá vàng là điều thiết yếu. Trong thế giới hiện đại, giá dầu là một chỉ báo tốt cho những vấn đề kinh tế sắp xảy ra, và đó là lý do tại sao chúng ta nên theo dõi giá dầu để đưa ra dự đoán về giá vàng trong tương lai hiệu quả.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu