Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu theo quy định hiện hành

Hiểu và xác định được cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ giúp vận hành mô hình kinh doanh hoạt động đạt hiệu quả tốt. Nguồn vốn doanh nghiệp đa dạng, được chia thành nhiều loại. Vì thế, khá nhiều người nhầm lẫn giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu dẫn đến những chiến lược sai lầm. Chia sẻ dưới đây của Finhay sẽ phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, giúp bạn làm rõ hai loại hình vốn quan trọng này.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữuvốn điều lệ là hai loại hình vốn quan trọng, được nhắc đến nhiều trong cơ cấu vốn doanh nghiệp. Định nghĩa của vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu vẫn đang còn bị nhầm lẫn, dẫn đến những sai lầm trong quá trình thành lập công ty. Dưới đây là những tiêu chí giúp bạn phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

von-dieu-le-va-von-chu-so-huu-trong-doanh-nghiep

Bản chất và định nghĩa vốn 

Vốn điều lệ theo quy định khoản 34, điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 là: Tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu công ty cam kết đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Đồng thời là tổng mệnh giá đã bán hoặc đã đăng ký mua, khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên. Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản của công ty trừ đi nợ phải trả.

Cơ chế hình thành vốn

Vốn điều lệ được tạo thành do số vốn của các thành viên/cổ đông cam kết đóng góp trong thời gian nhất định. Khoảng thời gian này thường không thấp hơn 2 năm, được ghi vào điều lệ của công ty.

Vốn chủ sở hữu được hình thành do nguồn vốn nhà nước, do chủ sở hữu công ty/thành viên bỏ ra hoặc từ nguồn lợi nhuận kinh doanh để lại. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn có thể được hình thành từ các nguồn thu khác như: Chênh lệch giá cổ phiếu, tiền tệ, quà tặng…

Nghĩa vụ nợ của vốn

Vốn điều lệ là tài sản của doanh nghiệp, các cổ đông/thành viên cam kết trước đối tác, khách hàng trong giao dịch kinh tế. Bởi, vốn điều lệ do các thành viên cam kết đóng góp, đảm bảo năng lực kinh doanh với đối tác. Vì vậy, vốn điều lệ có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

Đặc trưng vốn chủ sở hữu là do: Nhà nước góp vốn, cổ đông tham gia nắm giữ cổ phiếu hay thành viên đóng góp… Do vậy, vốn chủ sở hữu không phải là khoản nợ, không có nghĩa vụ thanh toán nợ.

Ý nghĩa vốn với doanh nghiệp

Vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thể hiện cam kết và trách nhiệm vật chất, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn. Đồng thời, vốn điều lệ cho thấy tỷ lệ phân chia lỗ/lãi của các thành viên trong kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, thông qua sự tăng giảm của các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp hay thành viên góp vốn. Tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu cho thấy giá trị cổ phần của nhà đầu tư tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. 

Đăng ký với cơ quan chức năng

Vốn điều lệ không quy định bắt buộc với tất cả các mô hình kinh doanh, nhưng được ghi rõ trong điều lệ công ty và phải đăng ký với cơ quan chức năng.

Vốn chủ sở hữu là khái niệm dùng trong quản trị doanh nghiệp, khi nói về góp vốn. Công ty không cần đăng ký với cơ quan chức năng về loại vốn này.

uu-nhuoc-diem-cua-von-dieu-le

Ưu nhược điểm của từng loại hình vốn điều lệ và chủ sở hữu

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu hoàn toàn khác biệt, chúng ta cần lưu ý để tránh nhầm lẫn trong quá trình tìm hiểu. Hai loại vốn điều lệ và chủ sở hữu quan trọng, cần có đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Để dễ dàng phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, chúng ta cần hiểu rõ về ưu – nhược điểm của các loại vốn này. Mỗi loại hình vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ có nhiều ưu điểm có lợi cho doanh nghiệp, cụ thể như:

  • Vốn điều lệ giúp xác định tỷ lệ góp vốn, từ đó giúp phân định quyền và lợi ích, cũng như nghĩa vụ của các nhà đầu tư.
  • Là căn cứ pháp lý để phân chia tài sản hay trách nhiệm với các khoản nợ, khi công ty giải thể, phá sản.
  • Vốn điều lệ là căn cứ đánh giá năng lực hoạt động, tiềm lực kinh tế, khả năng phát triển của doanh nghiệp so với các công ty khác.
  • Vốn điều lệ càng cao, càng có lợi giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, lòng tin với đối tác khách hàng.

Hạn chế của vốn điều lệ với doanh nghiệp khi thành lập và hoạt động:

  • Vốn điều lệ sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp, khi quyết định chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh.
  • Vốn điều lệ cần được duy trì liên tục, nhưng cam kết của các thành viên chỉ trong một thời gian nhất định. Do vậy, doanh nghiệp có chiến lược để tăng cường và ổn định vốn điều lệ.
  • Vốn điều lệ là một tài sản của công ty, phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đối tác.
  • Do cam kết góp vốn của các thành viên, nên việc quyết định đầu tư cần có sự thống nhất của cá nhân/tổ chức góp vốn.
  • Vốn điều lệ là vốn thực góp ban đầu của các thành viên, có thể thấp, chưa đủ lớn để mở rộng kinh doanh, cạnh tranh với đối thủ.

uu-nhuoc-diem-cua-von-chu-so-huu

Vốn chủ sở hữu

Ưu điểm của vốn chủ sở hữu mang lại cho doanh nghiệp:

  • Vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nên đơn vị có thể sử dụng nguồn vốn một cách lâu dài. Không cần quá lo lắng vấn đề huy động vốn như vốn điều lệ.
  • Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ, nên chủ sở hữu không cần lo lắng vấn đề trả nợ hay lãi, giúp giảm chi phí vận hành kinh doanh. 
  • Các chủ thể của doanh nghiệp mới khi bắt đầu kinh doanh, không cần lo lắng đến các khoản nợ.
  • Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, giúp chủ thể kinh doanh chủ động hơn trong đầu tư. Chủ doanh nghiệp có thể sử dụng theo mục đích kinh doanh, dự định của mình mà không phải chịu bất cứ tác động hay yếu tố nào.

Hạn chế của loại hình vốn chủ sở hữu doanh nghiệp:

  • Vốn chủ sở hữu của chủ thể doanh nghiệp, nên khi làm ăn kinh doanh thua lỗ, chính các chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ này. Chủ sở hữu công ty không có người chịu và cùng san sẻ các khoản lỗ, nợ như vốn điều lệ.
  • Khi kinh doanh có lãi, chủ sở hữu doanh nghiệp không hoàn toàn được hưởng phần lãi đó mà cần chia cho cá nhân/tổ chức góp vốn.
  • Giá thành của vốn chủ sở hữu cao hơn giá thành của các khoản nợ.

Xem thêm:

Vốn pháp định là gì? Quy định mới về vốn pháp định bạn đã biết chưa?

Mối liên hệ giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu như thế nào?

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác biệt nhưng có mối liên hệ với nhau, giúp doanh nghiệp vận hành, hoạt động hiệu quả. Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu để là vốn góp chủ thể đưa vào và trở thành chủ sở hữu của công ty đó.

  • Vốn điều lệ tăng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển, thu lại lợi nhuận. Một phần lợi nhuận thu được sẽ được cộng vào làm tăng vốn chủ sở hữu, giúp công ty mở rộng quy mô.
  • Vốn điều lệ lớn do nhiều thành viên cam kết góp vốn, chịu trách nhiệm về tài sản hay khoản nợ doanh nghiệp. Điều này sẽ có lợi, giúp doanh nghiệp tạo uy tín đối với khách hàng, thúc đẩy kinh doanh, ổn định vốn chủ sở hữu, giảm thua lỗ và các khoản nợ.
  • Vốn chủ sở hữu phản ánh năng lực, sự phát triển của công ty trong quá trình hoạt động. Vốn chủ sở hữu tăng, từ đó sẽ thu hút các nhà đầu tư, cá nhân, tổ chức tham gia cam kết góp vốn, mở rộng doanh nghiệp.

Hai khái niệm về vốn điều lệ và vốn chủ sở khác nhau, cần được làm rõ để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu một cách rõ ràng. Từ đó có sự chuẩn bị nguồn lực, đăng ký kinh doanh đúng quy định, tổ chức duy trì hoạt động từ vốn công ty hiệu quả.

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay
Scroll to top