Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Trái phiếu ngân hàng là gì? Top 5 ngân hàng phát hành trái phiếu tốt nhất hiện nay

Trong lĩnh vực tài chính, trái phiếu ngân hàng có thể coi là kênh đầu tư sinh lời được nhiều người quan tâm hiện nay. Không chỉ bởi sự an toàn như gửi tiết kiệm dài hạn mà mức lãi suất dành cho nhà đầu tư cũng khá cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu trái phiếu ngân hàng là gì? Và đầu tư như thế nào? 

Tìm hiểu về trái phiếu ngân hàng 

Trái phiếu ngân hàng được xem là công cụ tuyệt vời để tạo ra thu nhập, là hình thức đầu tư an toàn được nhiều cá nhân và tổ chức ưu tiên lựa chọn.

trai-phieu-ngan-hang

Trái phiếu ngân hàng là gì?

Trái phiếu ngân hàng là loại trái phiếu mà đơn vị phát hành là ngân hàng. Mục đích phát hành là huy động vốn lớn trong thời gian ngắn.

Trái phiếu ngân hàng giúp nhà đầu tư có cơ hội đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm nhưng mức lãi suất cao hơn. Các ngân hàng có độ uy tín và tình hình kinh doanh ổn định hơn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Các ngân hàng nào đang phát hành trái phiếu?

Ngân hàng là nhóm tổ chức phát hành trái phiếu lớn thứ hai trên thị trường chỉ sau nhóm bất động sản, với tổng giá trị phát hành lên tới hơn 50 nghìn tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021.

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng đã phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn. Một số cái tên phổ biến như:

  • Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDB)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) 
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPB)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) 
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPB)
  • ….

Tùy thuộc vào thời gian rảnh rỗi của khoản tiền đầu tư để bạn lựa chọn ngân hàng phù hợp để mua trái phiếu. 

BIDV là ngân hàng phát hành nhiều trái phiếu nhất với 15,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6 đến 15 năm. Kỳ hạn thực hiện quyền mua trung bình của các ngân hàng thường từ 2 – 5 năm với mức lãi suất bình quân kỳ đầu tiên 5 – 6%/năm – cao hơn lãi suất tiền gửi gần 2% và các kỳ sau cũng cộng thêm biên độ từ 0,6 – 1,2%/năm. 

Xếp sau BIDV là hai ngân hàng tư nhân HDBank và VPBank với lượng trái phiếu phát hành lần lượt đạt 8.500 tỷ và 7.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm với kỳ hạn bình quân từ 2,83 đến 3 năm, lãi suất từ 5,93% – 6,06%.

VIB, TPBank và OCB là những ngân hàng có lượng phát hành trái phiếu từ 3.000 tỷ đến dưới 4.000 tỷ đồng trong 6 tháng qua. Nhóm ngân hàng này cũng chủ yếu phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 – 5 năm, lãi suất 5,9 – 6,88%/năm.

Top 5 trái phiếu ngân hàng an toàn, sinh lời tốt 

Một số ngân hàng đã lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu rộng rãi ra công chúng, bên cạnh phát hành trái phiếu riêng lẻ cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp như trước kia. Bạn có thể tham khảo trái phiếu của các ngân hàng sau đây:

Trái phiếu ngân hàng Vietcombank

Vietcombank là ngân hàng lâu đời và luôn nằm trong TOP các ngân hàng uy tín nhất lại Việt Nam. Với mục tiêu cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tài chính tốt nhất cho khách hàng, Vietcombank đã đem đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn thông qua hình thức Trái phiếu ngân hàng.

trái phiếu ngân hàng vietcombank

Tuy nhiên, trái phiếu Vietcombank phát hành trong thời gian khá lâu. Đợt đầu tiên là 2 năm, đợt 2 kỳ hạn 10 năm nhưng đã kết thúc. Vậy nên, trái phiếu Vietcombank chỉ phù hợp với các nhà đầu tư muốn an toàn và đầu tư dài hạn. Còn nguồn vốn của bạn chỉ rảnh rỗi tầm vài tháng hoặc 1 – 2 năm thì khá khó để mua trái phiếu Vietcombank.

Lợi tức của trái phiếu Vietcombank luôn ở mức cao:

  • Đợt 1: Phát hành năm 2002 ngân hàng trả lãi suất 8.5%/năm
  • Đợt 2: Lãi suất trái phiếu cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm trung bình 12 tháng 1%.

Ưu điểm của trái phiếu ngân hàng Vietcombank là tính thanh khoản cao, ngân hàng phát triển nhanh, bền vững và luôn trong top đầu. Vì vậy, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm với số vốn bỏ ra.

Trái phiếu ngân hàng Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, là một cái tên khá nổi bật trong thương hiệu các ngân hàng hiện nay mà bạn không thể bỏ qua. Hiện nay, ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE, với tiềm lực tài chính lớn, được đánh giá là ngân hàng tiềm năng nên trái phiếu ngân hàng trong thời gian tới sẽ ổn định.

trai-phieu-ngan-hang-techcombank

Ưu điểm khi mua trái phiếu Techcombank là sản phẩm an toàn, rủi ro thấp và linh hoạt. Lãi suất khi mua trái phiếu Techcombank khá cao, trên 7,1% / năm, có thể linh hoạt trong 1 năm và bán lại hoặc gia hạn thêm 1 năm nếu có nhu cầu. Hiện nay TechcomBank quy định số tiền tối thiểu để đầu tư là 100 triệu đồng với kỳ hạn đầu tư từ 6 tháng trở lên. 

Trái phiếu ngân hàng VietinBank

Vietinbank là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam sở hữu 50% vốn nhà nước. Hoạt động kinh doanh của VietinBank đang khá tốt, tăng trưởng bền vững và có nhiều thay đổi theo hướng công nghệ 4.0 nên hứa hẹn sẽ phát triển bền vững.

trai-phieu-ngan-hang-vietinbank

Trái phiếu mới phát hành của Vietinbank cũng có lợi suất hấp dẫn với trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm. Đặc biệt, lãi suất trái phiếu VietinBank được điều chỉnh định kỳ: 

  • Đối với khách hàng doanh nghiệp: 6,3% / năm
  • Đối với cá nhân: Chỉ từ 4,5 – 5,2% với kỳ hạn từ 3 – 6 tháng

Giá trái phiếu sẽ phụ thuộc vào từng đợt phát hành, để mua được trái phiếu bạn cần theo dõi thông tin của ngân hàng phát hành vì không phải lúc nào cũng phát hành ra thị trường.

Ngoài ra, khi sở hữu trái phiếu VietinBank, khách hàng có quyền tự do chuyển nhượng hoặc cho/tặng người khác. Có thể đưa trái phiếu vào danh mục tài sản thừa kế cho người thân hoặc sử dụng như một tài sản bảo đảm, thế chấp… khi có nhu cầu tài chính. Số tiền tối thiểu để giao dịch trái phiếu VietinBank từ 10 triệu đồng. 

Trái phiếu ngân hàng BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV là lựa chọn không thể bỏ qua của các nhà đầu tư trái phiếu. Năm 2020, BIDV tiếp tục là đơn vị phát hành nhiều nhất với 15,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6 đến 15 năm.

Tất cả đều là trái phiếu đủ tiêu chuẩn để tính vào vốn cấp 2 và BIDV có thể mua lại trước hạn sau 1-5 năm, riêng các trái phiếu 15 năm là sau 10 năm kể từ ngày phát hành. Nếu BIDV không thực hiện quyền mua lại trái phiếu, lãi suất các kỳ tiếp theo sẽ tăng lên rất cao.

trai-phieu-ngan-hang-bidv

Nếu tính theo kỳ hạn thực hiện quyền mua, số trái phiếu BIDV phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020 có kỳ hạn bình quân chỉ là 2,34 năm. Lãi suất bình quân kỳ đầu tiên 7,45%/năm – cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm gần 2% và các kỳ sau cũng cộng thêm biên độ từ 0,6-1,2% / năm.

Trên thực tế, BIDV phát hành trái phiếu nhiều nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã mua lại trái phiếu của mình. Như vậy, tính thanh khoản của trái phiếu cao nhưng không thích hợp với các nhà đầu tư lâu dài. Cụ thể, năm 2019 bên BIDV phát hành trái phiếu nhưng đến tháng 10 và 11/2020 thì đã bắt đầu tiến hành mua lại trái phiếu.

Trái phiếu ngân hàng Agribank

Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) có 100% vốn nhà nước. Vậy nên xét về mức độ an toàn và ít rủi ro nhất thì không có ngân hàng thương mại nào có thể vượt qua. Vậy nên trái phiếu ngân hàng Agribank là lựa chọn của các nhà đầu tư ưa thích sự an toàn.

trai-phieu-ngan-hang-agribank

Đặc điểm của trái phiếu ngân hàng Agribank là có lãi suất tương đối cao và tùy thuộc vào lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng. Nếu các ngân hàng khác, phát hành trái phiếu thường cao hơn 1% so với lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, thì đối với Agribank mức lãi suất trái phiếu cao hơn 1,2%/năm so với gửi tiết kiệm ngân hàng. 

Có nên gửi trái phiếu ngân hàng hay không? 

Không sai khi nói trái phiếu ngân hàng là kênh đầu tư an toàn. Nhưng trên thực tế, kênh đầu tư nào cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Với trái phiếu khi quyết định xuống tiền bạn phải chấp nhận một số rủi ro như lãi suất, rủi ro tái đầu tư và lạm phát. 

Lãi suất và giá trái phiếu trên thị trường chứng khoán có mối quan hệ nghịch đảo. Khi lãi suất giảm, giá trái phiếu trên thị trường thường sẽ tăng lên. Ngược lại, lãi suất tăng thì giá trái phiếu có xu hướng giảm.

mua-trai-phieu-ngan-hang

Ngoài ra, lợi tức nhà đầu tư nhận được từ việc mua trái phiếu thường dựa trên lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng. Vậy nên trong bối cảnh các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất như hiện nay, lãi suất trái phiếu cũng không còn hấp dẫn như trước, khoản đầu tư của bạn thu về mức lợi nhuận giảm đi khá nhiều. Vì vậy, trước khi mua, nhà đầu tư cần cân nhắc đến mức lãi suất và kỳ hạn trái phiếu bởi nó ảnh hưởng tới quyền lợi được nhận sau này.

Một rủi ro khác mà các nhà đầu tư trái phiếu phải đối mặt đó là rủi ro tái đầu tư. Họ phải tái đầu tư số tiền thu được, với tỷ lệ thấp hơn những gì mà họ đã kiếm được trước đó. Mà biểu hiện của rủi ro này là khi, lãi suất giảm theo thời gian và ngân hàng phát hành đồng thời thực hiện mua lại các trái phiếu đó. Khi đó, trái chủ nhận được khoản thanh toán gốc, thường ở mức cao hơn một chút so với mệnh giá. 

Tuy nhiên, nhược điểm là nhà đầu tư sau đó sẽ để lại một đống tiền mặt (tiền vốn trái phiếu được nhà phát hành mua lại) mà có thể không tái đầu tư được với tỷ lệ tương đương.

Ví dụ: Mua trái phiếu 1 tỷ đồng với kỳ hạn 2 năm với mức lãi suất 8%. Nhưng hết năm thứ nhất ngân hàng phát hành đã mua lại trái phiếu, khi đó nhà đầu tư không còn được hưởng 8% lãi suất trái phiếu nữa. Nhà đầu tư có thể đem gửi ngân hàng nhưng lãi suất chỉ là 6%. Như vậy, họ đã bị mất một khoản không hề nhỏ. Ảnh hưởng tới lợi nhuận đầu tư trong một khoảng thời gian. 

co-nen-mua-trai-phieu-hdbank

Khi đầu tư trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư sẽ nhận được mức lãi suất được xác định trước. Tuy nhiên, nếu chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng nhanh hơn so với mức tăng lãi suất, thì sức mua của nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm.

Hiểu một cách đơn giản, nếu một nhà đầu tư kiếm được mức lợi suất 5% khi đầu tư trái phiếu, nhưng lạm phát năm đó tăng lên đến 6%, thì lợi suất thực sự của nhà đầu tư chỉ còn là -1%.

Các rủi ro này có thể xảy ra, nhưng không phổ biến. Bởi tại Việt Nam, lạm phát thường được kiềm chế ở mức từ 2 – 3% trong ngưỡng cho phép. Vậy nên trái phiếu ngân hàng vẫn là kênh có khả năng thu hồi vốn cao và sinh lời dương. 

Cách mua trái phiếu ngân hàng 

Trái phiếu ngân hàng không phải là sản phẩm lúc nào cũng có. Vì vậy, để mua được trái phiếu ngân hàng bạn cần thường xuyên cập nhật thông tin đợt phát hành trái phiếu trên website của ngân hàng muốn mua.

Cụ thể về điều kiện và nơi giao dịch và thủ tục mua trái phiếu ngân hàng như sau: 

Điều kiện của nhà đầu tư khi mua trái phiếu ngân hàng

Để mua trái phiếu ngân hàng nhà đầu tư cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

  • Có tài khoản lưu ký tại ít nhất một công ty chứng khoán;
  • Có tài khoản thanh toán tại 1 ngân hàng, tại ngân hàng mua trái phiếu thì càng tốt;
  • Số dư trong tài khoản lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng 1 trái phiếu của ngân hàng đó;
  • Tùy ngân hàng mà mỗi đợt phát hành trái phiếu sẽ có quy định riêng. Tại một số ngân hàng lớn, đôi khi trái phiếu của họ chỉ phát hành cho doanh nghiệp hoặc các khách hàng lớn của đơn vị.

Mua trái phiếu ngân hàng ở đâu?

Để mua trái phiếu ngân hàng khách hàng có thể: 

  • Đến trực tiếp tại chi nhánh giao dịch của ngân hàng phát hành bất kỳ
  • Mua trái phiếu tại các công ty môi giới chứng khoán: Một số ngân hàng phát hành trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán vậy nên mọi người có thể mua trên đó.

Thủ tục mua trái phiếu ngân hàng

Thủ tục mua trái phiếu rất đơn giản, bạn chỉ cần có đủ vốn và CMND/CCCD. Sau đó, nhân viên ngân hàng hoặc môi giới sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Thủ tục gồm: 

  • Giấy CMND bản gốc + bản photo
  • Giấy chứng minh mục đích mua trái phiếu
  • Giấy phép kinh doanh( nếu có)
  • Mẫu đơn mua trái phiếu theo mẫu của ngân hàng

Có nên mua trái phiếu ngân hàng vào thời điểm này?

Nửa cuối năm 2021, dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, khi số lượng người mắc bệnh vẫn gia tăng trên thế giới và cả Việt Nam. Tình hình kinh tế khó phục hồi tốt, vậy nên nhiều người cho rằng trái phiếu ngân hàng là kênh trú ẩn an toàn cho những đồng tiền nhàn rỗi. 

Thực tế cũng có thể chứng minh điều đó đúng ít nhất là tại thời điểm biến động như hiện nay. Việc chọn đến các kênh đầu tư an toàn là phù hợp cho những nhà đầu tư mới chưa muốn mạo hiểm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về trái phiếu ngân hàng. Hi vọng rằng đã phần nào mở ra góc nhìn đa chiều hơn về đầu tư nói chung và trái phiếu ngân hàng nói riêng. Chúc bạn có những lựa chọn sáng suốt và đầu tư thành công trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn này!

Banner 5

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay