Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Lãi suất âm là gì? Cách hoạt động và ảnh hưởng của lãi suất âm trên thị trường

Có thể trong số chúng ta đã từng nghe về khái niệm lãi suất âm, đặc biệt là nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trên thị trường. Đây là khái niệm rất phổ biến tại các quốc gia phát triển, có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế. Cùng Finhay tìm hiểu chi tiết về lãi suất âm là gì, cách thức hoạt động và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế trong bài viết dưới đây.

Lãi suất âm là gì?

Lãi suất âm (Tiếng anh: Negative Interest Rate) là thuật ngữ dùng để chỉ lãi suất trả cho người đi vay nhiều hơn là cho người cho vay. Khi áp dụng lãi suất âm, bạn sẽ phải trả lãi suất ngay cả khi bạn đang cho vay/gửi tiết kiệm 

Lãi suất âm là một chính sách tiền tệ tiền đặc biệt, được Chính phủ áp dụng khi lãi suất giảm xuống dưới 0% và xảy ra tình trạng khủng hoảng kinh tế.

lai-suat-am-la-gi

Chính sách lãi suất này sẽ áp dụng chủ yếu với hai chủ thể là ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương. Thông thường, các ngân hàng sẽ gửi những khoản tiền không sử dụng vào ngân hàng trung ương và nhận về một khoản lãi suất nhỏ. Tuy nhiên khi áp dụng lãi suất âm, ngân hàng trung ương lại thu phí giữ tiền của các ngân hàng gửi tiền. 

Quy tắc lãi suất âm được cho là ngược với quy tắc thông thường của kinh tế học, nhưng rất nhiều nền kinh tế trên thế giới đã sử dụng và thành công. 

Cách hoạt động của lãi suất âm

  • Lãi suất âm xuất phát từ hai góc độ: Lợi tức trái phiếu và chứng khoán kho bạc có thể tăng âm. Ở nhiều nền kinh tế có chính sách thay đổi tỷ giá, đòn bẩy định hướng nền kinh tế cũng dẫn đến lãi suất âm.
  • Lãi suất âm thường do các Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý quy định, xảy ra ở thời kỳ giảm phát khi người tiêu dùng giữ quá nhiều tiền thay vì chi tiêu. 
  • Là người tiêu dùng, ai cũng mong muốn ngày mai số tiền mình sở hữu sẽ đáng giá hơn hôm nay, nhưng khi nền kinh tế có sự giảm sút về nhu cầu thì giá cả sẽ giảm mạnh hơn. Điều này gây ra hiện tượng giảm phát, nếu chỉ giảm lãi suất ngân hàng trung ương về mức 0 thì không đủ để kích thích tăng trưởng các hoạt động tài chính. Lúc này ngân hàng trung ương phải nới lỏng chính sách tiền tệ, chuyển sang lãi suất âm.

Ý nghĩa của lãi suất âm

Lãi suất âm được coi là một chính sách tiền tệ hiệu quả tại nhiều quốc gia như Bỉ, Áo, Nhật Bản… Một số ý nghĩa của lãi suất âm có thể kể tới như: 

  • Khi áp dụng lãi suất âm, ngân hàng trung ương tiến hành thu phí giữ tiền của các ngân hàng thương mại, điều này giúp khuyến khích các ngân hàng sử dụng tiền một cách hiệu quả hơn, đẩy mạnh hoạt động cho vay kinh doanh hoặc tiêu dùng.
  • Lãi suất âm sẽ gây biến động nền kinh tế bằng cách hạ thấp chi phí cho vay  với người có nhu cầu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Thường được áp dụng trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, dù đã thực hiện các nỗ lực tiền tệ và lực lượng thị trường để đẩy lãi suất về mức 0 danh nghĩa. Đây là công cụ khuyến khích cho vay, chi tiêu, đầu tư hơn là tích trữ tiền mặt hay vốn.

hoat-dong-lai-suat-am

Khi nào nên áp dụng lãi suất âm?

Khi mà thị trường có dấu hiệu giảm phát mạnh, chính sách lãi suất âm sẽ được cân nhắc để áp dụng. Mục tiêu cuối cùng của chính sách này là thúc đẩy hoạt động cho vay nhằm tránh lãng phí nguồn tiền huy động từ gửi tiết kiệm của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

Khi lãi suất danh nghĩa đã về tới mức 0 mà nền kinh tế vẫn cần phải kích thích hơn, lãi suất âm được coi là biện pháp cuối cùng. Lúc này người dân và doanh nghiệp có xu hướng tích trữ thay vì tiêu tiền. Dẫn đến tổng cầu giảm mạnh, giá các mặt hàng giảm xuống, tăng trưởng GDP bị đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng. 

Khi đó, chính sách tiền tệ nới lỏng được sử dụng, ngân hàng trung ương tiến hành cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng lãi suất âm, nếu không có sự quyết liệt, nền kinh tế sẽ rơi vào vòng xoáy giảm phát lớn hơn. 

Lúc này một lần nữa người dân và doanh nghiệp sẽ càng giữ chặt tiền của mình và hy vọng nền kinh tế cải thiện trở lại. Và cũng chính hành động này làm nền kinh tế càng suy yếu vì nhu cầu gần như biến mất.

lai-suat-am

Đến lúc đó, lãi suất âm là biện pháp cuối cùng được áp dụng: Người gửi tiết kiệm sẽ phải trả lãi thay vì nhận, người đi vay được trả tiền thay vì trả cho người cho họ vay. Điều này khuyến khích mọi người vay khoản tiền lớn hơn, từ bỏ việc tiết kiệm để chuyển sang tiêu dùng hoặc đầu tư.

Mặc dù ngân hàng trung ương đưa ra mục tiêu về lãi suất, nhưng thực tế mức lãi được thiết lập bởi cung và cầu các khoản vay trên thị trường. Khi lãi suất âm được áp dụng, nhu cầu tiền tăng lên và nhanh chóng khôi phục thành mức lãi suất dương.

Nếu cần kích thích tăng trưởng kinh tế hoặc muốn bảo vệ giá trị của đồng nội tệ trước sự gia tăng của tỷ giá hối đoái khi dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ về, chính sách lãi suất âm cần được thiết lập và áp dụng.

Xem thêm:

Lỗ kép là gì? Tác hại và lợi ích của lỗ kép

Rủi ro khi áp dụng lãi suất âm

Mặc dù lãi suất âm là biện pháp cứu cánh khá hiệu quả nếu thị trường đang diễn biến tệ do giảm phát, nhưng có nhiều lý do mà lãi suất âm chỉ được áp dụng khi thật sự cần thiết. Một số ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra khi áp dụng lãi suất âm bao gồm: 

  • Tín dụng bị thắt chặt: Khi áp dụng chính sách lãi suất âm, các ngân hàng sẽ bị giảm nguồn thu từ các hoạt đồng gửi tiền và cho vay. Trong khi đó, ngân hàng thương mại lại mất chi phí khi gửi tiền tại ngân hàng trung ương. Về lâu dài, NHTM sẽ bị giảm lợi nhuận nghiêm trọng. Để tránh việc thua lỗ, ngân hàng sẽ phải thắt chặt tín dụng, tăng chi phí lãi vay với khách hàng. Điều này có thể khiến chính sách lãi suất âm không phát huy được tác dụng.  
  • Ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán: Các ngân hàng thường nằm trong nhóm có tỷ lệ vốn hoá cao trên thị trường chứng khoán. Khi lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán và khiến chỉ số sụt giảm, thị trường đi xuống. 

Lãi suất âm tại Việt Nam có áp dụng không?  

Không phải quốc gia, nền kinh tế nào cũng sẽ áp dụng chính sách lãi suất âm. Nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế tại đất nước đó, lãi suất âm chỉ phát huy kết quả nếu nền kinh tế đang dựa vào hoạt động xuất khẩu là chủ yếu.

vi-du-ve-lai-suat-am

Chính vì vậy, ở thị trường Việt Nam vẫn chưa phù hợp để sử dụng lãi suất âm vì thị phần nhập khẩu chiếm phần lớn, xuất khẩu chưa nhiều. Do đó người dân khi gửi tiết kiệm dài hạn sẽ yên tâm về sản phẩm tiền gửi, nhận lãi mà không sợ tốn phí.

Ví dụ trường hợp lãi suất âm trên thế giới

Tại Việt Nam, lãi suất âm được quan tâm như một khái niệm khi phân tích về hoạt động ngân hàng. Trong khi đó ở nhiều quốc gia, đây là yếu tố tác động rất lớn đến quyết định đầu tư. 

Thụy Điển là một trong những quốc gia triển khai chính sách lãi suất âm đầu tiên: Tháng 7/2009, ngân hàng trung ương Thụy Điển đã cắt giảm lãi suất tiền gửi qua đêm xuống -0.25%. Tiếp theo ngân hàng trung ương Châu Âu cũng áp dụng chính sách hạ lãi suất tiền gửi xuống -0.1% vào tháng 6/2014. Thụy Sĩ có lúc giảm lãi suất còn -0.75%, Nhật Bản là -0.1%, …

Ở Châu Âu, khi các nhà hoạch định chính sách tiền tệ chứng kiến mức giảm phát của nền kinh tế đạt 0.6%, họ sử dụng công cụ lãi suất âm để ngăn chặn nguy cơ rơi vào vòng xoáy giảm phát.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về ý nghĩa, ảnh hưởng và trả lời được câu hỏi:, lãi suất âm ảnh hưởng như thế nào tới thị trường. Lãi suất âm thường ít khi được áp dụng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ về khái niệm này để có chiến lược đầu tư phù hợp khi ngân hàng áp dụng lãi suất nhỏ hơn 0.

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay