#10 Doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán có sự thay đổi lớn
Kể từ cuối năm 2021 đến nay, top 10 doanh nghiệp vốn hoá đã có sự xáo trộn mạnh. Masan từ vị trí thứ thứ 5 rơi xuống vị trí áp chót. Đặc biệt, Hoà Phát đang đang từ vị trí thứ tư, suýt bị đánh bật khỏi top 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất thị trường.
Đầu năm 2022, tổng giá trị vốn hoá thị trường của 10 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 2,4 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết ngày 17/10 vừa qua, tổng vốn hoá của 10 doanh nghiệp này chỉ còn 1,76 triệu tỷ đồng.
Hơn nửa doanh nghiệp trong top 10 bị giảm mạnh vốn hoá do chịu tác động từ đà giảm chung của thị trường. Những cái tên ghi nhận vốn hoá giảm mạnh có thể kể tới như: Vingroup (VIC), Hoà Phát (HPG), Masan (MSN) và Techcombank (TCB).
Vietcombank (VCB) vẫn giữ vị trí số 1 trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên, vốn hoá của doanh nghiệp này cũng giảm khoảng 59.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm nay.
Vingroup và Vinhomes đổi chỗ cho nhau, VIC từ vị trí số 2 rơi xuống vị trí số 3, ngược lại, Vinhomes từ vị trí số 3 lên vị trí số 2. Tính theo giá trị tuyệt đối, đây là 2 doanh nghiệp có lượng vốn hóa bị giảm nhiều nhất. Vingroup bị giảm 148.000 tỷ đồng còn Vinhomes là 141.000 tỷ đồng.
Nếu tính theo giá trị tương đối, Techcombank là doanh nghiệp có tỷ lệ % vốn hoá giảm nhiều nhất. Chỉ sau 9 tháng, có tới 48,7% vốn hoá của ngân hàng này đã “bốc hơi”.
HPG cũng nằm trong top các doanh nghiệp có vốn hóa giảm sâu khi mất tới 46%, tương đương khoảng 4 tỷ USD. Điều này khiến HPG từ vị trí thứ 4 rơi thẳng xuống vị trí thứ 10 và có nguy cơ bị bật ra khỏi top 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất.
Sau khi rơi khỏi top 10 vào tháng 3 vừa qua, Vinamilk đã trở lại và đứng ở vị trí thứ 6. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cổ phiếu của doanh nghiệp này có biên độ giảm thấp hơn các doanh nghiệp vốn hoá lớn khác.
Nguồn: Vnexpress
Trong 10 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán thì chỉ có PV Gas (GAS) và Sabeco (SAB) là có vị trí cải thiện so với thời điểm đầu năm 2022. Trong đó, vốn hoá của GAS tăng hơn 29.000 tỷ đồng, điều này giúp GAS vươn từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 4. Đáng lưu ý, vốn hoá của GAS chỉ còn kém doanh nghiệp xếp thứ 3 là VIC chưa đến 200 tỷ đồng.
Vốn hoá của Sabeco cũng tăng hơn 22.200 tỷ đồng, từ 96.800 tỷ lên gần 119.000 tỷ đồng. Từ vị trí thứ 13, SAB đã vươn lên vị trí thứ 8, xếp trên cả Hoà Phát và Masan.
Theo báo cáo của Chứng khoán Agribank được công bố vào cuối tuần trước, có khoảng 70% cổ phiếu vốn hoá lớn thuộc nhóm VN30 có chỉ số P/B thấp hơn so với thời điểm trước khi dịch Covid bùng phát. Cụ thể, P/B của nhóm VN30 vào khoảng 2,21, thấp hơn con số 2,73 vào thời điểm 2019. Nhóm ngân hàng là nhóm ngành có mức giảm nhiều nhất.
Chứng khoán Agribank cho rằng, đây là thời điểm rổ VN30 ở vùng giá hợp lý, một số mã thậm chí đang ở vùng giá hấp dẫn. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đang ổn định và dần tăng trưởng như hiện nay, đây là thời điểm thích hợp để tích lũy cho các khoản đầu tư dài hạn trong tương lai.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu