Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Giữa bão lạm phát, người Việt ở châu Âu thắt chặt hầu bao, cắt giảm chi phí

Trước tình trạng lạm phát tăng cao tại châu Âu, người Việt tại nhiều quốc gia phương Tây đã phải lựa chọn thắt chặt hầu bao của mình. Theo chia sẻ của nhiều người, việc giá cả leo thang chóng mặt trong thời gian ngắn, trong khi lương không tăng và việc làm thì ngày càng khan hiếm khiến họ gặp khó khăn vì phải chi trả nhiều hơn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày. 

Anh là một quốc gia nhập khẩu năng lượng. Vì thế, khi giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, giá hàng hoá tại Anh cũng tăng theo. Theo chia sẻ của nhiều người Việt tại Anh, giá cả tại đây đang tăng chóng mặt. Giá điện, giá khí đốt đều tăng cao, dẫn tới giá nhà cũng tăng theo. 

Trong tháng 5, quốc gia này đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1982, lên đến 9,1%. Đây cũng là mức lạm phát cao nhất trong nhóm G7. Theo thống kê của Eurostat – cơ quan thống kê dữ liệu của EU, giá tiêu dùng ở 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro đã tăng tới 8,6% trong tháng 6 vừa qua. 

Đây là mức tăng kỷ lục của chỉ số giá tiêu dùng kể từ cuối năm 2021 đến nay. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá năng lượng đã tăng 41,9% trong 1 năm vừa qua. Đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Ukraine dẫn đến việc giá năng lượng tăng phi mã. 

Tình trạng lạm phát, “bão giá” đã ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của người Việt tại Anh nói riêng và tại các nước châu Âu nói chung. Trong khi giá cả tăng cao nhưng lương thì lại không thay đổi. Điều này khiến nhiều gia đình người Việt phải thắt chặt hầu bao, cắt giảm chi phí để tiết kiệm. Với các gia đình đông người, thu nhập eo hẹp thì việc giải quyết bài toán chi tiêu lại càng khó khăn hơn. 

Hơn nữa, tình trạng lạm phát cũng ảnh hưởng tới thị trường việc làm. Giá cả leo thang và tình trạng thiếu việc làm gia tăng khiến người Anh ngần ngại bỏ việc hơn. 

Tương tự như Anh, tại Tây Ban Nha, tất cả mọi thứ từ giá xăng dầu, khí đốt đến tiền thuê nhà đều đang tăng. Tuy nhiên, mức lương tại đây cũng chưa có sự thay đổi. Đặc biệt, giá thực phẩm tại Tây Ban Nha đang tăng mạnh, giá thịt ba chỉ đã cao gấp rưỡi trong thời gian ngắn. 

Trong tháng 6, lạm phát tại Tây Ban Nha đã tăng cao nhất trong 37 năm trở lại đây, đạt ngưỡng 10,2%. Theo Viện thống kê Tây Ban Nha, nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát tăng phi mã là do ảnh hưởng từ việc tăng giá nhiên liệu và thực phẩm.

Tại Đức và Pháp, tình trạng bão giá cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Tại các cửa hàng, giá thực phẩm đã tăng từ 1,5 – 2 Euro. Trong đó, dầu ăn và ngũ cốc là các mặt hàng tăng giá mạnh nhất. Đặc biệt, giá xăng tại Pháp đã tăng gấp đôi. 

Theo chia sẻ của người Việt tại Hannover – Đức, giá cả tăng cao khiến các mặt hàng trở nên khan hiếm hơn, nổi bật là các mặt hàng thực phẩm như bột mì, các loại mì hay dầu ăn. Lạm phát cũng khiến thu nhập của những người kinh doanh tự do trở nên bấp bênh hơn. 

Hiện nay, Đức đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung khí đốt của Nga. Vì thế, việc giải quyết bài toán tìm nguồn cung khí đốt đang được các nhà chức trách Đức đặt lên hàng đầu. Trong tháng 5 vừa qua, giá khí đốt tại quốc gia này đã tăng 55,2% so với thời điểm tháng 5/2021. Giá nhiên liệu tại đây cũng tăng 41%. Theo thống kê của Cơ quan Thống kê Liên bang (Destatis), lạm phát tại Đức đã lên đến mức 7,9%.

Dù nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của lạm phát tới người dân nhưng khi mùa đông tại châu Âu sắp đến, nhiều người Việt vẫn cảm thấy lo lắng về mức giá nhiên liệu và khí đốt. 

Tại Pháp, nhiều công ty xăng dầu đã đưa ra các chính sách để hỗ trợ người dân. Chẳng hạn như cuối tháng 6 vừa qua, hãng Total Energies đã thông báo giảm 0,12 Euro/lít xăng cho đến hết cuối tháng 8. Bên cạnh đó, chính phủ Pháp cũng hỗ trợ 0,18 euro/lít xăng. Vì thế, nếu người dân mua xăng tại các trạm của Total Energies sẽ được giảm 0,3 Euro/lít. 

Chính Phủ Đức cũng ban hành các chính sách giảm thuế nhiên liệu và giảm giá dịch vụ giao thông công cộng. Các chính sách này đã phát huy tác dụng và giúp lạm phát tại Đức giảm nhẹ trong tháng 6. 

Tuy nhiên, hiện tại châu Âu vẫn đang là mùa hè. Trong thời gian tới, khi thời tiết trở nên lạnh giá hơn, tình hình có thể diễn biến phức tạp hơn. 

Theo Bộ trưởng Kinh tế Đức – ông Robert Habeck – nước Đức có thể sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt nghiêm trọng. Thậm chí cuộc khủng hoảng này sẽ nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973. Vào mùa đông, tình hình sẽ diễn biến phức tạp khi người dân không thể chi trả tiền khí đốt để sưởi ấm. Ông Robert Habeck dự đoán kịch bản xấu nhất có thể xảy ra.

Tại Anh, nhiều gia đình đã phải trả tiền khí đốt cao gấp rưỡi so với mùa đông năm ngoái, dù hiện tại thời tiết vẫn đang ấm áp. Nếu giá khí đốt vẫn tiếp tục tăng, nhiều người có thể sẽ phải mặc áo bông chịu rét do không thể chi trả mức chi phí này. 

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay
Scroll to top