Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Các ngân hàng kiếm tiền bằng cách nào?

Để có thêm tiền phục vụ các nhu cầu cá nhân như tiêu dùng, mua nhà, mua xe hay giao dịch, thanh toán online, chúng ta đều cần đến ngân hàng. Ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, có bao giờ bạn thực sự tự hỏi, ngân hàng đang kiếm tiền thế nào hay không? 

Khách hàng của ngân hàng gồm những ai?

Hiện nay, đối tượng khách hàng của các ngân hàng được chia thành 2 nhóm chính. Đó là:

  • Khách hàng cá nhân
  • Khách hàng tổ chức: được chia thành 2 loại: định chế tài chính và khách hàng doanh nghiệp thông thường. Trong đó:
    • Định chế tài chính: các ngân hàng khác, công ty bảo hiểm, công ty tài chính.
    • Khách hàng doanh nghiệp: nhóm doanh nghiệp lớn/vừa/nhỏ/mới thành lập/có vốn đầu tư nước ngoài.

Khách hàng của ngân hàng gồm những ai

Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng sẽ cung cấp các dịch vụ như mở tài khoản tiết kiệm thông thường, tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng/ghi nợ, cho vay tiêu dùng/mua bất động sản/ô tô/kinh doanh, bảo hiểm, chuyển – nhận tiền… Ngoài ra, ngân hàng có thể thông qua các công ty con để cung cấp dịch vụ đầu tư chứng khoán, đầu tư quỹ mở. 

Đối với khách hàng tổ chức, ngân hàng sẽ cung cấp các dịch vụ như cho vay, quản lý tài khoản, dịch vụ thẻ, ngoại hối, bảo lãnh, bảo hiểm… 

Có thể thấy, các sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng. Vậy ngân hàng kiếm tiền từ hoạt động tín dụng của ngân hàng thế nào? 

Doanh thu từ hoạt động tín dụng trong ngân hàng

Nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng đến từ lãi suất của người đi vay phải trả. Cụ thể, Ngân hàng sẽ sử dụng nguồn tiền mà khách hàng gửi tiết kiệm để cho vay và lấy lãi. Nếu khách hàng có khả năng trả nợ càng thấp, vay càng xa, xếp hạng tín dụng càng thấp thì lãi suất đi vay sẽ càng cao. 

Để hiểu hơn về trường hợp này, hãy cùng tìm hiểu một ví dụ: Chẳng hạn như anh A vay ngân hàng với lãi suất 9% năm, anh B là người gửi tiền với lãi suất 6%/năm, giả sử hai người gửi và vay khoản tiền như nhau. Như vậy, phần chênh lệch lãi suất 3% nhân với số tiền cho vay sẽ là lãi thuần của ngân hàng hay còn được gọi là NIM.

Hiểu một cách đơn giản, NIM là phần chênh lệch giữa lãi cho vay và lãi suất tiết kiệm của người gửi. Các ngân hàng thường cố hết sức để đẩy lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống mức thấp nhất và nâng lãi suất cho vay lên cao nhất để đạt chỉ số NIM lớn nhất. Chỉ số NIM càng cao càng thể hiện ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Nguồn: Vnecomny

Hiện nay, số lượng tiền gửi vào tài khoản thanh toán tại các ngân hàng chính là nguồn vốn giá rẻ và gần như là miễn phí để ngân hàng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, khoản chênh lệch lãi suất 3% không hoàn toàn là lợi nhuận của ngân hàng. Vì trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng sẽ phải trả nhiều khoản phí khác như tiền lương nhân viên, chi phí liên quan đến việc vận hành tín dụng như thẩm định, phê duyệt tín dụng, giải ngân, cho vay, quản lý sau tín dụng hay đóng các loại thuế. 

Đồng thời, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại phải đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ này sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định. 

Chẳng hạn như tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định là 10%, khi một khách hàng gửi 5 tỷ, ngân hàng thương mại bắt buộc phải giữ lại 500 triệu và số tiền này sẽ được gửi vào két của NHNN

Đây là một biện pháp của chính sách tiền tệ. Ngân hàng nhà nước có thể điều hành cung tiền thông qua chính sách này. Trường hợp tiền ngoài thị trường quá nhiều, NHNN sẽ tiến hành tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để ngân hàng thương mại phải gửi tiền về két của NHNN nhiều hơn. Từ đó giảm lượng tiền trên thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường không cao. 

Một số khoản thu khác

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất trong ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ bị quản lý bởi NHNN, việc cho vay sẽ bị giới hạn. Vì thế, ngân hàng thương mại sẽ phải kiếm thêm nguồn thu từ các khoản khác, trong đó có hoạt động phi tín dụng. Một số khoản thu từ hoạt động phi tín dụng có thể kể tới như: 

  • Thu các loại phí: phí chuyển tiền, phí rút tiền ATM, phí phát hành và duy trì thẻ tín dụng, phí SMS, phí dịch vụ bảo hiểm, phí interchange…
  • Các khoản doanh thu khác: ngoại hối, thẻ tín dụng, kinh doanh chứng khoán, bán trái phiếu, bảo hiểm… 

Để hiểu hơn về doanh thu của một ngân hàng, hãy cùng tìm hiểu một ví dụ sau đây:

Theo báo cáo tài chính năm 2021 của ngân hàng Vietcombank:

  • Thu nhập lãi và các khoản thu tương tự: 70.749.002 (triệu VND)
  • Chi phí lãi: 28.349.385 (Triệu VND)
  • Thu nhập lãi thuần: 42.399.617
  • Ngoài ra còn có thu nhập từ một số hoạt động khác như: hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán đầu tư… 
  • Trong năm 2021, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank: 11.760.801 (triệu VND)
  • Lợi nhuận trước thuế: 27.388.580
  • Lợi nhuận sau thuế: 21.939.045

Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất năm 2021 – Ngân hàng Vietcombank

Ngân hàng có phá sản không?

Trong trường hợp ngân hàng làm trái quy định của pháp luật hoặc gặp các rủi ro có thể sẽ dẫn tới tình trạng bị phá sản. Hiện nay ở Việt Nam đã có 3 ngân hàng bị tước quyền quản trị là GP Bank, CB bank, Oceanbank. Ngoài ra còn có Đông Á Bank bị liệt vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. 

Lãnh đạo 4 ngân hàng trên đã bị khởi tố tạm giam vì làm trái quy định nhà nước, làm giả hồ sơ, làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, cả 4 ngân hàng trên chưa ngân hàng nào phá sản do được NHNN mua lại với giá 0 đồng và xử lý các khoản nợ.

Trong năm 2017, Quốc Hội đã thông qua văn bản sửa đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng năm 2010, cho phép các ngân hàng được phá sản, giải thể. Theo quy định mới này, đã có một hướng đi mới được mở ra, cho phép ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, để một ngân hàng phá sản là việc không hề dễ, NHNN sẽ luôn tìm cách cứu các ngân hàng có nguy cơ phá sản, thông qua 3 cách: 

  • Trực tiếp “bơm tiền” cứu ngân hàng
  • Mua bán/sáp nhập
  • Quốc hữu hoá

NHNN sẽ thực hiện biện pháp để cứu NHTM. Qua đó đảm bảo cho hệ thống tín dụng của Việt Nam. Vì thế, việc ngân hàng phá sản sẽ rất khó xảy ra. 

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về các nguồn thu và cách tạo ra nguồn thu của ngân hàng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của ngân hàng, từ đó có thêm thông tin và kiến thức về thị trường tài chính nước ta. 

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay