Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Nữ CEO dân tộc Mường được cả 4 Shark tranh nhau đầu tư dự án Thịt chua ngọt đặc sản Phú Thọ

Trong tập 10, Shark Tank mùa 5, được chiếu vào chủ nhật vừa qua, nữ CEO dân tộc Mường đã xuất sắc kêu gọi thành công 4 “cá mập” đầu tư 15 tỷ đồng cho dự án thịt chua ngọt – đặc sản Phú Thọ. Đây là dự án hiếm hoi được 4 trong 5 Shark đưa ra đề nghị đầu tư trong mùa này. 

Nữ CEO dân tộc Mường và dự án Trường Foods

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa là Founder mở màn tập 10 Shark Tank vừa qua. Chị Hoa là founder và CEO của Trường Foods – một startup kinh doanh thịt chua ngọt, đặc sản Phú Thọ. Đến với chương trình, nữ CEO mong muốn kêu gọi 15 tỷ đồng, tương ứng với 10% cổ phần. 

Được biết, chị Nguyễn Thị Thu Hoa năm nay 30 tuổi và đã bắt đầu khởi nghiệp từ năm 18 tuổi. Khởi nghiệp ở thời điểm còn thiếu sót nhiều cả về mặt kiến thức và kinh nghiệm, tuy nhiên, với mong muốn giới thiệu, chia sẻ món ăn đặc sản quê hương đến mọi miền tổ quốc, chị Hoa đã tìm ra công thức để sản xuất thị hàng loạt nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Đồng thời, chị Hoa cũng không ngừng phát triển, tập trung vào mở rộng kênh phân phối. 

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa là Founder mở màn tập 10 Shark Tank vừa qua

Trong quá trình giới thiệu, nữ CEO đã không thể giấu được xúc động khi cho biết  mình đã dành cả thanh xuân với sản phẩm thịt chua ngọt này. Đến nay, các sản phẩm của Trường Foods đã có mặt tại hơn 5.000 điểm bán hàng. Trong đó có 60% điểm bán nằm trong địa bàn tỉnh Phú Thọ, 40% còn lại nằm ở các tỉnh lân cận. Theo nữ CEO, thịt chua ngọt của Trường Foods đang chiếm 40% thị phần ở các địa phương này.

Từ năm 2015 – 2022, tốc độ tăng trưởng của Trường Foods đạt khoảng 30%/năm. Năm 2021 vừa qua, doanh nghiệp này đã có doanh thu 52 tỷ đồng. Trong năm nay, Trường Foods đặt mục tiêu doanh thu đạt 420 tỷ đồng và trở thành thương hiệu thịt chua ngọt số 1 tại Việt Nam. Hiện nay, biên lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp này vào khoảng 13%. 

Startup thành công kêu gọi 4 “cá mập” đầu tư

Shark Hưng tỏ ra khá quan tâm vì theo ông, việc công nghiệp hoá một món ăn truyền thống là việc không hề đơn giản. Đây có thể được coi là một câu chuyện khởi nghiệp “kinh điển”. Shark Hưng cũng rất tò mò về cách tìm ra công thức sản xuất số lượng lớn nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống của món ăn. 

Theo chia sẻ của chị Hoa, khi được mẹ bàn giao công thức làm thịt chua ngọt, thịt được làm theo kiểu truyền thống nên có thể bảo quản từ 10 – 15 này. Vì thế, chị đã thử nghiệm nhiều lần để kéo dài thời gian bảo quản của thịt. Hiện tại, thịt chua ngọt của Trường Foods đã có thể bảo quản 2 tháng mà không cần dùng chất bảo quản hay phụ gia nào khác. 

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được Trường Foods đặt lên hàng đầu

Do là một startup trong lĩnh vực thực phẩm, nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được Trường Foods đặt lên hàng đầu. Hiện nay, sản phẩm của doanh nghiệp đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 2000 của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Phú Thọ. 

Trước đây, khi mới khởi nghiệp, chị Hoa thường lấy thịt tươi nóng của người dân bản địa. Tuy nhiên, hiện nay, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, công ty đã lấy nguồn nguyên liệu từ các công ty thực phẩm sạch, có đầy đủ giấy tờ liên quan. Phần thính trong món ăn được làm từ ngôn nương hoặc gạo đủ tiêu chuẩn. 

Hiện nay, quy mô nhà xưởng của Trường Foods đã lên tới 2.000 m2. Tuy nhiên, diện tích xây dựng mới chỉ đạt 50% con số này, hoạt động sản xuất vẫn thiên về bán thủ công. 

Cũng liên quan tới vấn đề chất lượng, Shark Liên đã đặt ra thắc mắc về cách vận chuyển để đảm bảo hương vị, chất lượng của thịt chua ngọt. Theo nữ CEO người Mường, toàn bộ sản phẩm sẽ được vận chuyển bằng xe đông lạnh. Các nhà phân phối ở các tỉnh thành sẽ là người chịu trách nhiệm phân phối tới các huyện để đảm bảo hàng tới tận các đơn vị bán lẻ và các quán bia. 

Trường Foods có kế hoạch mở rộng thêm các ngành hàng, các sản phẩm khác vào năm 2024

Trong thời gian tới, Trường Foods có kế hoạch mở rộng thêm các ngành hàng, các sản phẩm khác vào năm 2024. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ đặt trọng tâm vào kênh quán nhậu. Theo chị Hoa, thịt chua ngọt được coi là sản phẩm “phễu” để đưa các mặt hàng khác vào. Tuy nhiên, trường Foods vẫn sẽ chú trọng việc làm tốt ở thị trường hiện tại, trước khi bắt đầu việc tăng quy mô. 

Lấy ví dụ cho kế hoạch này, chị Hoa chia sẻ, trước tiên, Trường Foods sẽ tập trung phủ được thị trường tỉnh Phú Thọ, sau đó sẽ mở rộng ra các thị trường ở các tỉnh thành phía Bắc. Nữ CEO kỳ vọng với nguồn lực bổ sung từ các Shark, Trường Foods có thể mở rộng thị trường vào khu vực miền Trung và miền Nam sớm hơn. 

Nếu doanh nghiệp thực hiện được đúng mục tiêu doanh thu đề ra, thời gian hoàn vốn cho các “cá mập” sẽ là 3,5 năm. Nếu theo tốc độ hiện tại thì thời gian sẽ là 7,5 năm. 

Erik Josson là “cá mập” mới, lần đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Shark Erik rất quan tâm đến triển vọng xuất khẩu của đặc sản thịt chua ngọt tới các thị trường như Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, đây là mặt hàng truyền thống, vì thế việc xin giấy phép sẽ cực kỳ khó khăn. Vì thế, vị “cá mập” này quyết định không đầu tư. 

Shark Hưng cho rằng việc định vốn công ty như hiện tại là quá cao. Ông đề nghị đầu tư 15 tỷ để đổi lấy 45% cổ phần. Theo chị Hoa, với số vốn 15 tỷ, Trường Foods sẽ dành 10 tỷ để đầu tư nhà máy với khả năng sản xuất 5 – 7 món khác nhau. 

Shark Bình tiếp tục lấy vé vàng trị giá 200 triệu để tiếp tục tham gia đàm phán

Shark Liên tự tin có thể giúp các món ăn của Trường Foods mở rộng thị trường trên khắp cả nước và có thể tăng trưởng, nâng cao thị phần. Bà cũng đề nghị nâng cao tỷ lệ sở hữu, đầu tư 15 tỷ đồng để đổi lấy 49% cổ phần.  

Theo Shark Bình, thực phẩm không phải là lĩnh vực ông quan tâm. Tuy nhiên, các sản phẩm của Trường Foods lại liên quan đến “nhậu”, đây là sở thích cá nhân của ông. Nhà đầu tư này đề nghị đầu tư 15 tỷ đổi lấy 30% cổ phần. 

Lúc này, Shark Hưng bất ngờ thay đổi về đề nghị đầu tư. Nếu Trường Foods đạt KPI, ông sẽ tặng lại 10% cổ phần và không thay đổi tỷ lệ đầu tư. 

Để giành quyền thương thuyết, Shark Hùng Anh đã đưa ra Vé vàng trị giá 100 triệu đồng. Shark Bình tiếp tục lấy vé vàng trị giá 200 triệu để tiếp tục tham gia đàm phán. Shark Bình muốn mời Shark Hùng Anh tham gia cùng deal đầu tư này.

Shark Bình muốn có tỷ lệ cổ phần là 35% để có tiếng nói trong công ty, đưa Trường Foods trở thành một doanh nghiệp có sản phẩm đa dạng, hướng tới thị trường “nhậu”. Chị Hoa đưa ra đề nghị kêu gọi 15 tỷ đồng để đổi lấy 15% cổ phần. Tuy nhiên, theo Shark Bình, con số này quá thấp, ông muốn có 30% cổ phần. 

hark Hùng Anh và Shark Bình sẽ cùng tham gia đầu tư vào thương vụ này.

Cuối cùng, Shark Bình đưa ra lời đề nghị đầu tư 15 tỷ đồng đổi 25% cổ phần. Sau khi cân nhắc, nữ CEO đưa ra đề nghị 15 tỷ  đổi lấy 20% cổ phần. Nhưng Shark Bình không đồng ý với đề nghị này, ông muốn đầu tư 10 tỷ đồng cho 20% cổ phần và 5 tỷ dưới dạng khoản vay. Tuy nhiên, nữ CEO của Trường Foods không đồng ý. 

Cuối cùng, Shark Bình đồng ý đầu tư 15 tỷ đồng để đổi 20% cổ phần và kèm theo một điều khoản phạt nếu doanh nghiệp này không đạt cam kết đã đưa ra. Shark Hùng Anh cũng sẽ tham gia đầu tư vào thương vụ này. 

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay
Scroll to top