Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Xăng hạ nhiệt nhưng giá hàng hóa vẫn giữ nguyên

Giá xăng đang có các đợt giảm giá và bắt đầu hạ nhiệt, quay trở về vùng giá như trước đây. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng tăng giá cùng thời điểm với giá xăng lại chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Giá phở vẫn ở mức cao

Dù xăng sắp giảm lần thứ 5 liên tiếp nhưng nhiều khách hàng vẫn phải trả tiền như thời điểm giá xăng ở mức đỉnh. Ở TP Hồ Chí Minh, nhiều người vẫn phải trả 45.000đ cho một tô phở. Theo khảo sát của VnExpress, ở Hà Nội, bình quân, mỗi tô phở đang có giá khoảng 35.000 – 40.000đ, còn ở TP HCM, mức giá vào khoảng 45.000đ. 

Từ tháng 5, với lý do giá xăng tăng và chi phí đầu vào tăng giá, nhiều cửa hàng phở đã tăng giá từ 1 – 2 lần. Giá các tô phở đã tăng hơn 10.000đ so với trước đây. Thậm chí, ở một số thương hiệu lớn hoặc các quán phở tại các tuyến phố lớn, khu vực có vị trí đắc địa tại TP HCM, giá các tô phở có thể lên đến 60.000 – 90.000đ. Một số quán nằm trên đường Nguyễn Du, quận 1, một tô phở đuôi bò hiện đang có giá lên đến 120.000đ. 

Theo một cuộc khảo sát của VnExpress, trong vòng 10 năm trở lại đây, tại các cửa hàng phở lâu năm ở TP HCM, hầu hết các thời điểm, đà tăng của của giá phở đều tương đồng với giá xăng (chỉ trừ năm 2015). 

Đà tăng của của giá phở đều tương đồng với giá xăng trong 10 trở lại đây

Tuy nhiên, gần đây, giá xăng đã được điều chỉnh để giảm giá liên tục. So với thời đỉnh điểm, giá xăng đã giảm 6.500đ/lít nhưng giá phở thì lại không có nhiều thay đổi. Dự kiến, giá xăng sẽ tiếp tục được điều chỉnh để giảm từ 1.200 – 1.600đ/lít. Tức là người dân sẽ chỉ còn phải trả khoảng 23.000đ cho một lít xăng E5 RON 92. 

Dù tăng giá với lý do xăng tăng, nhưng khi xăng giảm, các quán phở lại chưa có sự điều chỉnh giá trở lại. Theo lý giải của các chủ quán phở, phở là mặt hàng cần sử dụng nhiều nguyên liệu và các nguyên liệu để làm ra một bát phở vẫn đang có giá cao. Vì thế, nếu chỉ nhìn vào giá xăng thôi là chưa đủ. 

Theo chia sẻ của một chủ quán phở trên đường Trần Khát Chân: “Trong 7 tháng đầu năm, giá thịt bò phile, thịt gà đều tăng tới 20%, các nguyên liệu khác cũng tăng giá”. 

Tại một quán phở Cao Vân trên đường Mạc Đĩnh Chi, quản lý quán phở cho biết, trong một tô phở cần có bánh phở, rau thơm, xương hầm. Giá của các nguyên liệu này đều tăng từ 20 – 60% so với cùng kỳ. Các nguyên liệu khác như dầu ăn, đường, nước mắm và các loại gia vị khác đều có giá tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Chẳng hạn như rau mùi, nếu giá trước đây chỉ 15.000đ/kg thì nay đã tăng 400% lên 60.000đ. 

Nếu phở được nấu bằng bếp than thì sẽ phải chịu thêm chi phí chất đốt, hiện đã tăng 30% so với thời điểm này năm ngoái. Theo chia sẻ của một chủ quán phở ở Xã Đàn, năm ngoái, với khoảng 700.000đ tiền than, ông có thể sử dụng trong 20 ngày, nhưng hiện tại ông cần chi hơn 1 triệu đồng cho 20 ngày.

Các nguyên liệu khác đều có giá tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái

Các hàng hoá, dịch vụ khác cũng chưa có dấu hiệu giảm

Không chỉ các nguyên liệu làm phở, mà các hàng hoá, dịch vụ khác cũng có mức giá tăng mạnh từ đầu năm cho đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ giảm trong thời gian tới.

Theo khảo sát của VnExpress, than và gas là 2 nhiên liệu có mức giá tăng cao nhất. Cuối tháng 5 vừa qua, 1 bình gas xanh 12kg đã có giá lên tới 550.000đ. Đến cuối tháng 7, giá mặt hàng này đã giảm về còn 430.000đ. Tuy nhiên, giá gas vẫn đang cao hơn cùng kỳ khoảng 3,2%. 

Mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng cũng đã tăng từ 10 – 50% so với đầu năm. Các mặt hàng như dầu ăn và đường có mức giá tăng cao nhất. Tuy nhiên, sau khi xăng giảm lần thứ 4 liên tiếp, chỉ có một vài nhóm hàng giảm, nhưng mức giá cũng chỉ từ 5 – 20.000đ. 

Chẳng hạn như thịt heo, thịt bò giảm 10.000 – 20.000đ/kg. Bia Tiger giảm 10.000đ/thùng. Một số mặt hàng thuỷ sản như cá tra giảm 5.000đ/kg. Dù đã giảm giá nhẹ nhưng trên thực tế, mức giá hiện tại vẫn đang có hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 20%. 

Các mặt hàng khác như sữa bột, mỹ phẩm cũng đã tăng 5 – 20% so với đầu năm và vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” trong thời gian tới. 

Nhiều thương hiệu F&B cũng tăng giá bán sản phẩm. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm ngoái, giá ở nhóm hàng hoá, dịch vụ đã tăng 1,18%. Trong đó, nhóm dịch vụ ăn uống gia đình có mức tăng cao nhất. Chỉ riêng tháng 7, nhóm này đã tăng 15,27%. Dù giá xăng đã giảm nhưng các thương hiệu lớn vẫn giữ nguyên mức giá sau khi tăng. 

Theo ông Vũ Thanh Hùng – CEO iPOS (thương hiệu cung cấp giải pháp quản lý cho hơn 50.000 cho các nhà hàng, quán cafe),  các doanh nghiệp F&B sẽ chỉ tăng giá sản phẩm khi đó là lựa chọn cuối cùng. Dù hướng đi này sẽ hạn chế được việc lỗ do chi phí tăng, nhưng đổi lại, thương hiệu sẽ có thể bị giảm tần suất tiêu dùng của khách hàng và giảm trải nghiệm của người dùng.

Nhiều thương hiệu F&B cũng tăng giá bán sản phẩm.

Bên cạnh nhóm hàng thiết yếu, nhóm nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi, xây dựng cũng chưa có dấu hiệu hạ giá. Từ đầu năm đến nay, giá của nhóm thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 40 – 60%. Giá gà ta cũng tăng gấp đôi so với năm ngoái. Đặc biệt, giá gà và giá vịt đang ở mức giá cao kỷ lục và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” trong thời gian tới. 

Giá hàng hoá ở nhóm vật liệu xây dựng, xi măng và thép cũng có nhiều thay đổi trong 2 quý đầu năm. Giá xi măng đã tăng giá 3 đợt từ tháng 3 đến giờ. Tuỳ từng loại, mỗi đợt, giá sẽ tăng khoảng 50.000 – 100.000đ/tấn. 

Ngược lại, từ tháng 5 đến nay, giá thép đã giảm 12 lần liên tiếp. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn đang có mức giá khoảng 15 – 16 triệu đồng/tấn. Các vật liệu xây dựng khác cũng tăng giá từ 1,25 – 1,5 lần so với thời điểm này năm ngoái. 

Do chi phí nguyên vật liệu leo thang nên chi phí xây dựng các công trình, nhà ở cũng tăng lên. Trong tháng 7, CPI của nhóm vật liệu xây dựng đã tăng tới 7,03% so với tháng 7 năm ngoái. 

Theo ông Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, việc điều chỉnh cần có độ trễ. Tuy nhiên, thời gian trễ chỉ nên kéo dài vài tuần chứ không phải vài tháng như hiện nay. Các cơ quan chức năng nên vào cuộc rà soát để tìm ra các bất cập. 

Than và gas là 2 nhiên liệu có mức giá tăng cao nhất.

Theo các chuyên gia kinh tế, chúng ta cần tìm ra nguồn cầu hàng hoá để cân bằng được giá, tránh việc đứt gãy chuỗi cung ứng. Việc tìm ra nguồn cầu cũng giúp giảm chi phí ở các khâu trung gian. 

Hiện nay, Việt Nam đang kiềm chế lạm phát tốt, CPI tháng 7 của nước ta chỉ tăng 2,54%. Tuy nhiên, nước ta vẫn bị chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường thế giới, đặc biệt là các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ ăn uống.

Hiện nay, giá các nguyên liệu đầu vào của các mặt hàng này đã tăng lên mức 2 con số, chi phí vận chuyển tăng từ 2 – 3 lần do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine. Điều này khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng cao, trong khi sức mua của người dân thì chưa kịp phục hồi sau đại dịch.

Hiện nay, Chính phủ đã có yêu cầu các cơ quan kiểm tra, rà soát tình hình giá cả vẫn tăng cao, chưa hạ nhiệt theo giá xăng, tuy nhiên, kết quả kiểm tra chưa được công bố. 

Nguồn: VnExpress

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay
Scroll to top