Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Có thực sự tiết kiệm khi mua hàng miễn thuế?

Nếu bạn là người hay du lịch, chắc chắn sẽ để ý những cửa hàng Miễn thuế – Duty Free ở sân bay. Liệu mua sắm ở những cửa hàng này có thật sự rẻ và giúp bạn tiết kiệm chi phí không?

1. Cửa hàng miễn thuế là gì?

Là cửa hãng miễn các loại thuế bản địa như thuế thu nhập đặc biệt (với các xa xỉ phẩm như nước hoa hoặc rươụ…)

Cửa hàng miễn thuế rất phổ biến đặc biệt ở các sân bay quốc tế và đối tượng khách hàng là du khách nước ngoài. Đây là cơ hội để bán hàng cuối cùng khi họ về nước.

Thông thường, những gian hàng miễn thuế ở sân bay hay thu hút được khách du lịch vì họ cho rằng đồ sẽ rẻ hơn mua ở các siêu thị. Thêm nữa là sự tiện lợi khi vận chuyển chúng lên máy bay.

Tuy nhiên hàng loạt nghiên cứu ở các nước cho thấy thực tế lại trái ngược hoàn toàn.

Ví dụ như ở New Zealand, các cuộc khảo sát cho thấy 2,9 triệu khách du lịch thường xuyên di chuyển ở sân bay quốc gia này đã phải mua đắt hơn so với các trang thương mại điện tử. Một lọ nước hoa bán ở sân bay New Zealand có mức giá bình quân đắt hơn 30 USD nếu mua trực tuyến trong khi nhiều mặt hàng điện tử đắt tới gần 100% so với mua ngoài.

Theo điều tra của trang PriceSpy, chỉ có 9/54 sản phẩm mà họ khảo sát tại sân bay có mức giá rẻ hơn so với mua ngoài, ví dụ như iPad. Trong khi đó, những mặt hàng như iPhone, MacBook, các dòng máy ảnh cao cấp của Canon hay nước hoa đều có mức giá cao hơn.

Một chiếc smartphone Samsung Galaxy S8 ở sân bay có giá 1.442 USD sau khi tính các chi phí, đắt hơn mức giá 803 USD được rao bán trên mạng.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là dù được miễn thuế nhưng các cửa hàng này ở sân bay phải trả phí để được kinh doanh và chúng đẩy mức giá sản phẩm lên cao khá nhiều so với các shop thông thường. Tệ hơn, sự bùng nổ của thương mại điện tử khiến những cửa hàng vật lý như vậy khó lòng cạnh tranh về giá.

Tương tự ở Anh, khảo sát của tờ Dailymail cho thấy nước hoa và rất nhiều mặt hàng tại các cửa hiệu miễn thuế ở sân bay đắt hơn so với bên ngoài. Ví dụ một lọ nước hoa Burberry Touch chỉ có giá 24,75 Bảng Anh thì tại các cửa hiệu miễn thuế ở sân bay, chúng được bán với giá 42,8 Bảng.

Một chiếc kính râm hiệu Bvlgari BV8144B có giá 174 Bảng ở ngoài thì lại được bán tới 207 Bảng trong sân bay.

Hiện nhiều du khách cũng đã nhận ra sự chênh lệch giá cả giữa sân bay và mua ngoài nên doanh số các cửa hàng miễn thuế trong những năm gần đây không khả quan dù lượng người đi du lịch tăng. Thêm vào đó, chi phí cho những cửa hàng ở sân bay đang ngày một cao khiến nhiều công ty bắt đầu chuyển hướng kinh doanh.

Kênh bán lẻ đặc biệt

Trên thực tế, những cửa hàng ở sân bay chia làm 2 loại: Miễn thuế (Duty Free) và không miễn thuế (Duty Paid). Mặc dù cùng bày bán trong sân bay nhưng chúng lại hoạt động theo 2 hệ thống khác nhau.

Những cửa hàng không miễn thuế là những shop bình thường chỉ đơn giản tận dụng không gian sân bay để kinh doanh. Chúng thường là những cửa hàng ăn uống hoặc bán những sản phẩm thông thường. Các doanh nghiệp đặt cửa hàng ở đây nhằm tận dụng lượng khách qua lại đông để buôn bán.

Trong khi đó, những cửa hàng miễn thuế lấy hàng nhập khẩu trực tiếp và để trong kho ở sân bay, qua đó tránh được thuế nhập khẩu cùng vài loại thuế khác. Tất nhiên, một số sản phẩm vẫn phải chịu thuế nhất định theo quy định của pháp luật nước sở tại.

2. Mua hàng miễn thuế liệu có tiết kiệm hơn?

Phỏng viên của VTV đã tìm hiểu và so sánh các cửa hàng miễn thuế ở châu Âu để đưa ra một số kết luận sau:

  1. Chi phí thuê đắt đỏ dẫn đến giá của hàng hoá cũng bị đội cao hơn.
  2. Các xa xỉ phẩm rất giữ giá, nên bạn cũng không tiết kiệm được mấy khi mua sắn.
  3. Chỉ có một số mặt hàng giá thấp hơn, nhưng phần nhiều sẽ cao hơn từ 10%, cá biệt lên đến 60%.
  4.  

Mẹo tiết kiệm mua sắm khi đi du lịch

Finhay xin tổng hợp lại các mẹo giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá khi mua sắm, đặc biệt khi bạn du lịch.

  1. Hãy tỉnh táo và so sánh giá trước khi quyết định. Đôi khi các của hàng trên lộ trình của bạn sẽ rẻ hơn nhiều ở sân bay hay khu du lịch
  2. Mua những thứ bạn thực sự cần, đừng vì giảm giá. Đây là cái bẫy lớn nhất mà các shopping lovers thường mắc phải. Nếu bạn mua một thứ giảm giá tới 70% mà giá trị thực sự bạn sử dụng ít thì món đồ đáy vẫn đắt chứ không hề tiết kiệm cho bạn một khoản nào.
  3. Hãy lưu ý đến những vật dụng nhỏ như sạc đi động, bàn chải, kem chống nắng,… tốt nhất là mang ở nhà theo vì giá của chúng ở các thị trường phát triển như Mỹ hay châu Âu thì không rẻ chút nào.

Đọc thêm: Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân cho người mới bắt đầu

Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay
Scroll to top