Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì? Cách xếp hạng như thế nào?

Xếp hạng tín dụng cao giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi vay vốn, phát hành trái phiếu và nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Vậy xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì? Cách xếp hạng như thế nào? Cùng Finhay tìm hiểu thông tin chi tiết về xếp hạng tín dụng trong bài viết dưới đây.

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì?

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hay xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là việc sử dụng một hệ thống xếp hạng có sẵn để đánh giá khả năng trả nợ, đánh giá rủi ro tín dụng và dự báo về khả năng vỡ nợ của một doanh nghiệp.

Hệ thống xếp hạng này không chỉ sử dụng cho doanh nghiệp mà còn áp dụng chung cho tất cả các đối tượng đi vay gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, công ty, chính quyền địa phương, chính phủ, nhà nước…

Xep-hang-tin-dung-doanh-nghiep-la-gi

Hiện nay, có 3 công ty đánh giá xếp hạng tín dụng được đánh giá cao trên thế giới là công ty Standard & Poor’s (S&P), công ty Moody’s và công ty Fitch Group. Ba công ty này chiếm hơn 90% thị phần xếp hạng tín dụng trên thế giới. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp tín dụng có thể xây dựng hệ thống đánh giá tín dụng riêng của mình.

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp gồm những hình thức nào?

Xếp hạng tín dụng hiện nay được chia thành 3 loại, bao gồm:

  • Xếp hạng lần đầu: Tiến hành đánh giá hiệu quả thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán.
  • Xếp hạng tín dụng hàng năm: Được thực hiện sau xếp hạng lần đầu và thực hiện định kỳ 1 lần/năm. Lần đánh giá này sẽ căn cứ vào những thay đổi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
  • Xếp hạng theo sự kiện tín dụng: Việc đánh giá tín dụng sẽ được thực hiện mỗi khi có sự kiện tín dụng xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của doanh nghiệp. Việc đánh giá này sẽ thực hiện liên tục xuyên suốt sau khi xếp hạng tín dụng doanh nghiệp công bố lần đầu.

Trong quá trình đánh giá xếp hạng tín dụng, cơ quan thực hiện xếp hạng sẽ căn cứ vào một số yếu tố quan trọng như uy tín doanh nghiệp, tình hình kinh doanh, lịch sử vay nợ và trả nợ… Trong đó, tất cả các khoản vay và tình hình tài chính của doanh nghiệp đều được xem xét cẩn thận nhằm đảm bảo sự khách quan giữa các doanh nghiệp với nhau.

Cac-hinh-thuc-xep-hang-tin-dung-doanh-nghiep

Xếp hạng tín dụng có ý nghĩa thế nào?

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với chính doanh nghiệp là đối tượng xếp hạng, đối tác/khách hàng của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Các ý nghĩa cụ thể như sau:

  • Đối với doanh nghiệp: Xếp hạng tín dụng ảnh hưởng tới quyết định cho vay và lãi suất cho vay của bên cho vay đối với doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng cao sẽ dễ dàng được chấp nhận khoản vay và nhận lãi suất cho vay thấp hơn so với doanh nghiệp có xếp hạng không tốt. Vì vậy, tất cả doanh nghiệp tham gia xếp hạng để cố gắng có xếp hạng tín dụng cao nhất.
  • Đối với đối tác/khách hàng của doanh nghiệp: Dựa vào xếp hạng tín dụng có thể đánh giá được tiềm năng trái phiếu doanh nghiệp, tiềm lực tài chính, khả năng trả lợi tức của doanh nghiệp. Từ đó, đối tác/ khách hàng đưa ra quyết định hợp tác phù hợp nhất.
  • Đối với các tổ chức tín dụng: Dựa vào xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng (bên cho vay) có căn cứ quyết định lãi suất cho vay, điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.

Quy trình thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện xếp hạng tín dụng phải ban hành hệ thống các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động xếp hạng, bao gồm:

  • Quy trình làm việc của chuyên viên phân tích, đánh giá
  • Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín dụng
  • Các phương pháp sử dụng để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
  • Quy trình cập nhật, xây dựng, đánh giá các phương pháp xếp hạng tín dụng
  • Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức.

Cach-xep-hang-tin-dung-doanh-nghiep

Cách xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Mỗi cơ quan xếp hạng tín dụng có phương pháp và hệ thống tiêu chí đánh giá xếp hạng tín dụng riêng. Tuy nhiên, các phương pháp này đều nhằm đánh giá được khả năng thực hiện đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ tài chính của đối tượng tham gia đánh giá. Đồng thời, phương pháp xếp hạng cần bao gồm đánh giá định lượng và đánh giá định tính.

Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng

Đơn vị thực hiện xếp hạng tín dụng cần xây dựng và sử dụng thống nhất hệ thống tiêu chí và cấp bậc xếp hạng cho tất cả các đối tượng xếp hạng. Hệ thống cấp bậc xếp hạng tín dụng này cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:

  • Quy định bậc xếp hạng rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo có thể so sánh các bậc xếp hạng với nhau.
  • Hệ thống bậc xếp hạng tín dụng được sắp xếp từ cao xuống thấp dựa vào khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn của doanh nghiệp tham gia xếp hạng.
  • Doanh nghiệp thực hiện xếp hạng tín dụng phải công bố công khai các cấp độ xếp hạng, tiêu chí xếp hạng, ký hiệu và ý nghĩa ký hiệu từng bậc xếp hạng trên trang thông tin điện tử của mình.

Các nhân tố ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng

Xếp hạng tín dụng cần xem xét tới các rủi ro cơ bản có ảnh hưởng tới khả năng thực hiện đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp. Một số yếu tố rủi ro gồm rủi ro vĩ mô, rủi ro thị trường, rủi ro chiến lược, rủi ro về quản trị, rủi ro nhân sự, rủi ro tài chính…

Hầu hết các đơn vị tín dụng đều coi lịch sử vay và trả nợ là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất. Tất cả các khoản vay/thanh toán hay các vấn đề tài chính của doanh nghiệp đều được cơ quan xếp hạng đánh giá chi tiết để đảm bảo tính khách quan. 

Tuỳ từng đơn vị đánh giá mà chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có thể sẽ khác nhau. Moody’s, S&P và Fitch đều chia thang bậc tín nhiệm thành các mức điểm khác nhau, theo các mức độ thực hiện cam kết tài chính từ mất khả năng trả nợ như vỡ nợ cho các các bậc mang tín nhiệm mang tính chất đầu cơ/đầu tư. Mỗi mức độ sẽ có các mức điểm khác nhau.

thang-bac-xep-hang-xep-hang-tin-dung

Ngoài ra, để đảm bảo sự khách quan, công bằng và phù hợp với sự thay đổi thị trường, trong quá trình xếp hạng, đơn vị xếp hạng tín sẽ:

  • Xây dựng và sử dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp phù hợp cho từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và từng nghĩa vụ nợ.
  • Kiểm tra, rà soát hệ thống xếp hạng tín nhiệm định kỳ để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
  • Công bố công khai các nội dung cơ bản về phương pháp xếp hạng và các thay đổi trên website chính thức của cơ quan xếp hạng tín dụng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Finhay về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp là gì, từ đó đưa ra những đánh giá khách quan nhất về một doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư.

Xem thêm:

Room tín dụng là gì? Hé lộ room tín dụng mới nhất của 18 ngân hàng

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay