Quý I/2021, thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận những con số tăng trưởng đáng kinh ngạc. Giá trị khớp lệnh trung bình tăng 66,7% so với quý IV/2020 đạt mức 19.871 tỷ đồng/phiên. Trong đó phái sinh SSI đã đóng góp hơn 1390 tỷ đồng vào kết quả này. Thị trường phái sinh SSI là nơi hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư, nhưng liệu bạn đã thực sự biết rõ thông tin về thị trường này?

Phai-sinh-SSI-mở tài khoản

Phái sinh SSI là gì? 

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính, trong đó giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào giá trị của một hoặc nhiều chứng khoán cơ sở. Khi giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư có công cụ để phòng vệ rủi ro – nắm giữ đồng thời tài sản cơ sở và chứng khoán phái sinh để trung hòa biến động giá. Hoặc đầu cơ – đặt cược vào chiều biến động lên hoặc xuống của tài sản cơ sở và đầu tư chênh lệch giá.

phái sinh ssi là gì

Phái sinh SSI là cách gọi tắt của giao dịch chứng khoán phái sinh tại sàn giao dịch chứng khoán SSI (thuộc Công ty Cổ phần chứng khoán SSI). Để tham gia vào giao dịch phái sinh SSI bạn cần mở tài khoản giao dịch tại đây. Và thực hiện các khoản ký quỹ ban đầu. Sau khi hoàn thành các thủ tục, giấy tờ và tài chính bạn có thể tiến hành đặt lệnh và giao dịch ngay. 

10 Quy định trong giao dịch chứng khoán phái sinh SSI

Chứng khoán phái sinh với đặc tính giá biến động lớn và nhanh do tỷ lệ đòn bẩy cao. Vậy nên khi tham gia thị trường này, các nhà đầu tư cần nắm vững kiến thức, quy định giao  dịch trên sàn cũng như chuẩn bị tâm lý để tránh mua/bán quá nhiều trong ngày theo biến động giá và dẫn đến thua lỗ. Nhà đầu tư giao dịch trên sàn chứng khoán phái sinh SSI cần tìm hiểu kỹ những quy định giao dịch dưới đây: 

Sản phẩm phái sinh

Trên thị trường phái sinh, có 4 loại hợp đồng giao dịch là hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoán đổi và giao dịch. Tại các quốc gia phát triển thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn là những sản phẩm phái sinh phổ biến nhất. Tuy nhiên, hợp đồng quyền chọn có những đặc điểm riêng biệt và cấu trúc phức tạp, khó tiếp cận với phần lớn các nhà đầu tư trong giai đoạn đầu. 

Trong khi đó, cách thức giao dịch Hợp đồng tương lai có nhiều nét tương đồng với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở. Đồng thời phù hợp với tiêu chí về tính đơn giản của việc thiết kế sản phẩm cũng như mức độ để tiếp cận với công chúng đầu tư. Do đó, hợp đồng tương lai được lựa chọn làm loại sản phẩm đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.

sản phẩm phái sinh

SSI cũng lựa chọn sản phẩm này để từng bước đưa nhà đầu tư làm quen với công cụ đầu tư mới. Trong giai đoạn đầu vận hành thị trường đưa ra 2 sản phẩm Hợp đồng tương lai cơ bản là hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. 

Hợp đồng tương lai (HĐTL) được giao dịch nhiều nhất trên thị trường phái sinh SSI là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30. HĐTL VN30 giao dịch với 4 mã tương ứng 4 tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối 2 quý gần nhất. Chỉ số VN30 được tính dựa trên 30 cổ phiếu có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất trên sàn HOSE.

Mỗi hợp HĐTL có một mã giao dịch riêng tương tự cổ phiếu, được quy ước theo quy tắc nhất định bao gồm các thông tin:

[Tên tài sản cơ sở][F][Thời gian đáo hạn]

Ví dụ: HĐTL có mã VN30F2109. Trong đó: “VN30” là chỉ số VN30, F là hợp đồng tương lai, “21” là năm đáo hạn của hợp đồng (2021) và “09” là tháng đáo hạn của hợp đồng.

Thời gian giao dịch 

Không giống các bên giao dịch liên tục, SSI có quy định thời gian giao dịch rõ ràng, để nhà đầu tư có thể lựa chọn khoảng thời gian phù hợp để giao dịch.

Giờ Giao Dịch Phương thức giao dịch Lệnh sử dụng
8h45 – 9h00 Khớp lệnh định kỳ mở cửa ATO, LO
9h00 – 11h30 Khớp lệnh liên tục phiên sáng Không được hủy lệnh
11h30 – 13h00 Nghỉ giữa phiên
13h00 – 14h30 Khớp lệnh liên tục phiên chiều LO, MTL, MOK, MAK 

Được hủy lệnh

14h30 – 14h45  Khớp lệnh định kỳ đóng cửa ATC, LO 

Không được hủy lệnh

8h45 – 11h30 

13h00 – 14h45

Giao dịch thỏa thuận Lệnh thỏa thuận

Phương thức giao dịch

 Giao dịch chứng khoán phái sinh tại SSI được thực hiện dựa vào 3 phương thức khớp lệnh dưới đây:

  • Khớp lệnh định kỳ: Được hệ thống thực hiện dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán của người thực hiện tại thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá giao dịch: là mức giá đạt khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện đó thì mức giá bằng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.
  • Khớp lệnh liên tục: Hệ thống sẽ so khớp các lệnh mua và lệnh bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Nguyên tắc xác định giá: giá của các lệnh đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.
  • Khớp lệnh thỏa thuận: Các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, sau đó mới thông báo cho công ty chứng khoán SSI ghi nhận kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch. Hoặc các bên thông qua công ty chứng khoán để tìm đối tác giao dịch đi tới thỏa thuận đối ứng.

phương thức giao dịch phái sinh ssi

Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch

Hệ thống giao dịch phái sinh SSI thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể:

  • Nguyên tắc 1: Ưu tiên về giá:

Lệnh mua được ưu tiên thực hiện trước nếu có mức giá cao hơn. 

Lệnh bán được ưu tiên thực hiện trước nếu có mức giá thấp hơn. 

  • Nguyên tắc 2: Ưu tiên về thời gian đặt lệnh

Nếu các lệnh mua hoặc lệnh bán cùng mức giá thì lệnh nào nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

>> Tham khảo ngay cách chơi chứng khoán phái sinh có một không hai từ chuyên gia

Đơn vị giao dịch, yết giá và giới hạn lệnh

Khi giao dịch hợp đồng tương lai tại SSI, các thông số giao dịch được mặc định như sau: 

  • Đơn vị giao dịch: 1 hợp đồng
  • Đơn vị yết giá: 0,1 điểm chỉ số (tương đương 10.000 đồng)
  • Giới hạn lệnh:

Tối thiểu: 1 hợp đồng/ lệnh

Tối đa: 500 hợp đồng/ lệnh

  • Giới hạn vị thế 

Cá nhân: 5000 hợp đồng

Tổ chức: 10000 hợp đồng

Biên độ dao động giá

Giá giao dịch chứng khoán phái sinh dựa trên giá tham chiếu là mức giá thanh toán cuối ngày của giao dịch gần nhất trước đó với: 

  • Biên độ dao động giá quy định trong ngày: ± 7% so với giá tham chiếu
  • Giá trần (Giá tối đa) = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động giá)
  • Giá sàn (Giá tối thiểu) = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động giá)

Quy mô và hệ số nhân hợp đồng

Quy mô hợp đồng sẽ phụ thuộc vào giá của hợp đồng đó. Hợp đồng có giá giao dịch càng lớn thì quy mô hợp đồng càng lớn. 

  • Hệ số nhân hợp đồng: 100.000 đồng
  • Quy mô hợp đồng = Giá hợp đồng x hệ số nhân hợp đồng

Đáo hạn HĐTL phái sinh SSI

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai là ngày hợp đồng tương lai sẽ ngừng giao dịch và chuyển đổi thành thanh toán bằng tiền mặt. Đến ngày đáo hạn, toàn bộ các vị thế đang mở cửa hợp đồng đáo hạn sẽ được xem là đóng vào cuối ngày. Toàn bộ lãi/ lỗ sẽ được thanh toán vào tài khoản nhà đầu tư vào hôm sau.

Mỗi hợp đồng tương lai đều có một mã riêng trong đó có thời gian đáo hạn. Quy định của SSI về thời gian đáo hạn như sau: 

  • Tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối 02 quý tiếp theo
  • Ngày đáo hạn: là Thứ Năm lần thứ ba trong tháng đáo hạn. Ví dụ tháng 6 năm 2021, có ngày mùng 1 vào thứ 3, ngày đáo hạn – ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL sẽ là thứ 5 ngày 17. Trong trường hợp ngày này trùng vào ngày nghỉ thì ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai đáo hạn tháng đó sẽ được thay đổi sang ngày giao dịch liền trước đó.

Phương thức và thời hạn thanh toán giao dịch

Về thanh toán thì quy định của SSI cũng giống như các sàn giao dịch chứng khoán phái sinh khác với phương thức và thanh toán lãi lỗ bằng tiền:

phái sinh ssi

  • Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền
  • Thanh toán lãi lỗ vị thế: Được thực hiện ngay ngày làm việc tiếp theo, ghi tăng/ giảm tiền trên tài khoản tương ứng với các khoản lãi hoặc lỗ vị thế. Tại ngày T+1:
  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của NĐT lãi ròng: Nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh kể từ đầu giờ sáng.
  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của NĐT lỗ ròng: Nhà đầu tư sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất trước 9h00 sáng.
  • Thanh toán khi đáo hạn: Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng tức thứ 6 lần ba trong tháng, ghi tăng hoặc giảm tiền trên tài khoản tương ứng với giá trị lãi hoặc lỗ khi thực hiện tất toán hợp đồng.

Sửa hoặc hủy lệnh trong phiên giao dịch phái sinh

Trong thời gian khớp lệnh giao dịch: Chỉ được sửa lệnh (giá, khối lượng) và hủy lệnh đối với các lệnh chưa khớp. Thứ tự ưu tiên thực hiện của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:

  • Sửa khối lượng giảm: Thứ tự ưu tiên giao dịch của lệnh không thay đổi.
  • Sửa khối lượng tăng hoặc sửa giá: Thứ tự ưu tiên được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống.

Trong thời gian giao dịch thỏa thuận: Giao dịch thỏa thuận một khi đã thực hiện trên hệ thống không được phép hủy bỏ hay có thay đổi nào.

Với đặc thù chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng, hợp đồng tương lai sẽ mang lại cho NĐT mức đòn bẩy rất cao, khiến cho số lãi nhận được có thể lớn hơn nhiều so với đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, đòn bẩy cao cũng khiến NĐT có thể gặp thua lỗ lớn nếu trường hợp thị trường diễn biến ngược chiều với kỳ vọng của NĐT. Vì vậy, NĐT cần chủ động theo dõi thị trường để nắm được diễn biến.

Banner 5

Trên đây là một số thông tin về quy định giao dịch chứng khoán phái sinh SSI. Hy vọng qua bài viết này các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán, thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tại Công ty chứng khoán SSI. Chúc các bạn thành công!